Trước thực tế đó, vào lúc 14h30 ngày 2/5/2013, trên website
www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề: “Kiểm soát bệnh gút bằng dinh dưỡng và thuốc” với sự tham gia của PGS.TS Đoàn Văn Đệ - Chủ nhiệm bộ môn Tim – Thận – Khớp – Nội tiết Viện Quân Y 103. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ
TẠI ĐÂY.
Ở nước ta, số bệnh nhân gút tại các cơ sở điều trị bệnh xương khớp chiếm tỷ lệ lớn. Gút có biểu hiện cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào lúc nửa đêm hoặc sau những bữa ăn thịnh soạn, uống rượu bia và thường không có dấu hiệu gì báo trước. Triệu chứng thường gặp là đau dữ dội ở khớp ngón chân cái, khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, khớp nhỏ của bàn tay với tính chất sưng, nóng, đỏ, đau nhức nhối, kèm theo những dấu hiệu toàn thân (mệt mỏi, sốt cao, khát nước...), gây hạn chế vận động. Cơn gút cấp tái phát nhiều lần sẽ trở thành bệnh gút mạn tính.
Ông Trần Đình Châu ở Hà Nội phát hiện bệnh gút khi chân mình tự nhiên nhói đau, buốt, tấy đỏ ở khớp ngón chân cái bên phải: “Cơn đau tăng lên rất nhanh, cảm tưởng như một sợi lông gà đụng đến cũng đau, ban đêm chỉ có mình và cơn đau nên không thể nào chịu nổi. Đến hôm sau, chân tôi không đi được nữa”- ông Châu cho biết.
Trường hợp nặng, gút có thể dẫn đến tàn phế, nổi hạt tophi dưới da và biến chứng sang một số bệnh nguy hiểm khác như: sỏi thận, các bệnh tim mạch... Việc dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý là một trong những giải pháp hàng đầu để kiểm soát và ngăn chặn tái phát bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng hay tùy ý dùng thuốc giảm đau khi có hiện tượng sưng đau các khớp, vì những thuốc loại này có thể gây một số tác dụng phụ. Hiện nay, cách điều trị gút phổ biến được nhiều bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân đó là: dùng thuốc tây y như colchicin để cắt cơn đau gút cấp, sau đó sử dụng lâu dài các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày và phòng ngừa tái phát.
Về chế độ ăn uống, người mắc gút cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuy nhiên, nếu ăn uống kiêng khem quá mức có thể dẫn tới việc cơ thể thiếu chất, sức đề kháng giảm,… Do đó, chế độ dinh dưỡng của mỗi bệnh nhân gút cần được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ và phù hợp với từng người.
Hiện nay, vấn đề cấp bách là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về phương pháp kiểm soát bệnh gút. Vậy cách thực hiện ra sao và làm như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Ngay từ bây giờ, để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân gút, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.
Hoàng Thống Phong hân hạnh được tài trợ chương trình giao lưu này.
Thanh Hòa