Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Giải Nobel Y học 2018 trao cho hai nhà nghiên cứu miễn dịch Mỹ và Nhật Bản Giải Nobel Y học 2018 trao cho hai nhà nghiên cứu miễn dịch Mỹ và Nhật Bản , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Hai ngày 01/10/2018

 
(HNMO) - Hai nhà nghiên cứu miễn dịch Mỹ và Nhật Bản đã giành giải thưởng Nobel Y học 2018 cho thành tựu nghiên cứu về phương pháp điều trị ung thư mới.

Tranh minh họa hai nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2018 James P Allison và Tasuku Honjo. Ảnh: Nobel Assembly

Theo The Guardian, Hội đồng giải thưởng Nobel tại Viện Karolinska, Stockholm (Thụy Điển) đã công bố giải Nobel Y học 2018 trị giá 775.000 bảng Anh được trao cho James Allison đến từ Mỹ và Tasuku Honjo đến từ Nhật Bản.

Hai nhà khoa học trên giành giải nhờ phát hiện trong việc điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính. Bình thường, hệ miễn dịch có thể tìm ra và phá hủy các tế bào đột biến, tuy nhiên các tế bào ung thư lại có thể “ẩn mình” để không bị hệ miễn dịch tấn công, nhờ đó mà chúng dần phát triển, nhiều loại ung thư tồn tại nhờ đẩy mạnh “cơ chế phanh”.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của hai nhà khoa học trên đã khám phá ra cách điều trị ung thư theo phương pháp mới và tìm ra các loại thuốc có khả năng tắt cơ chế phanh, thúc đẩy các tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Các loại thuốc này có tác dụng phụ đáng kể, tuy nhiên đã được chứng minh là có hiệu quả trong một số trường hợp, chống lại các căn bệnh ung thư giai đoạn cuối mà trước đây không thể tìm ra cách điều trị.

Trong bản tóm tắt của Hội đồng Nobel có ghi, James Allison là giáo sư và Chủ tịch bộ môn miễn dịch học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc trường Đại học Texas. Ông dành nhiều năm nghiên cứu về cơ chế phát triển và kích hoạt tế bào T, và ông là nhà khoa học đầu tiên tìm ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T. Ông đã nghiên cứu về một loại protein có chức năng như một chiếc phanh trong hệ thống miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng của việc thả phanh và nhờ đó có thể mở tế bào miễn dịch để tấn công vào các khối u.

Trong khi đó, giáo sư Tasuku Honjo nghiên cứu bộ môn miễn dịch học tại trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. Ông đã phát hiện ra một loại protein khác trong các tế bào miễn dịch cũng có khả năng hoạt động như một chiếc phanh, nhưng với cơ chế hoạt động khác.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố người thắng giải Nobel Vật lý, Nobel Hóa học và Nobel Kinh tế lần lượt vào các ngày 2-10, 3-10 và 8-10. Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố giải Nobel Hòa bình vào ngày 5-10.

Giải Nobel Văn học 2018 không được trao do những bê bối liên quan đến Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan trao giải này. Giải Nobel Văn học 2018 sẽ được trao vào năm sau, cùng Nobel Văn học 2019. 
Tiến Đạt
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/914495/giai-nobel-y-hoc-2018-trao-cho-hai-nha-nghien-cuu-mien-dich-my-va-nhat-ban



  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66061224

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July