Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
  -  Chuyện Đời và Học mọi nơi mọi lúc
  -  LỚP HỌC TIẾNG VIỆT KIEV
  -  BÀI HỌC CUỘC SỐNG TỪ PHẬT PHÁP
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Cộng Đồng >
  Những trăn trở về việc học Tiếng Việt của con em cộng đồng Việt Nam ở Kiev. Những trăn trở về việc học Tiếng Việt của con em cộng đồng Việt Nam ở Kiev. , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Việc học Tiếng Việt đối với các thế hệ con em của chúng ta ở nước ngoài, tầm quan trọng của nó đã vượt ra khỏi những cụm từ ngữ thông thường bấy lâu nay mà sách vở và các phương tiện truyền thông đã viết và nói về nó.

 

                       Con em cộng đồng Việt Nam tại Kiev

Nhìn vào thực tế đã xảy ra đối với con em cộng đồng tại Kiev, ta càng thấy Tiếng Việt vô cùng quan trọng đến cấp bách nếu như chúng ta không muốn con cháu sau này bị đồng hóa cùng dân bản địa.

Tôi đã từng tình cờ gặp những nhóm người vốn dĩ có gốc gác Triều Tiên. Có lẽ thuở xưa họ đã đi tìm vùng đất mới hoặc bị bắt di cư trong thời loạn lạc của lịch sử, họ sinh sống chủ yếu canh tác về nông nghiệp. Điều khá ngạc nhiên là lúc nói chuyện với nhau đều dùng tiếng Nga. Tôi tò mò thì được cho biết tiếng Nga là ngôn ngữ chính thống, còn tiếng Triều thì đến những bậc cao niên nhất cũng không biết. Những gì để nhận biết về họ chỉ còn là hình dạng gốc Á bên ngoài. Như vậy có thể nói một bộ phận người Triều Tiên này đã bị đồng hóa hoàn toàn bởi khi mất ngôn ngữ mẹ đẻ - chính là đánh mất cội nguồn của mình.
1/ THỰC TRẠNG
Thực trạng của thế hệ thứ hai người Việt tại Kiev cũng đã đến mức báo động đỏ! Vì hiện tại theo chủ quan của tôi thì có lẽ tới 95% các con không thể viết nổi một đoạn văn ngắn và đơn giản. Các con chỉ nói tiếng bồi học theo từ cha mẹ một cách tự nhiên. Tuy vậy có một thực tế xảy ra khi các con chưa đến tuổi học phổ thông thì nói tiếng Việt khá trơn tru lưu loát, nhưng khi đã đi học rồi thì càng lớn nói càng kém đi.



                Một tiết mục biểu diễn của các cháu trong đêm Trung Thu

Hiện nay trong các sự kiện tập trung cộng đồng, hoặc từng nhóm gia đình, ai ai cũng dễ nhận thấy các con cháu chúng ta túm tụm tách riêng ra một chỗ và hầu như không sử dụng tiếng Việt lúc nói chuyện với nhau, chỉ nói tiếng Nga hoặc tiếng Ucraina, khi bị người lớn khiển trách hỏi tại sao không nói tiếng Việt thì các con nói rằng dùng tiếng Việt khó diễn tả hết ý nên chúng nó không dùng.
Điều đáng lo ngại đối với mỗi gia đình, là khi con cái đã không hiểu cha mẹ thì khoảng cách cũng lớn dần. Giữa con cái và cha mẹ sẽ có một bức tường vô hình chắn ở giữa. Không hiểu nhau các con không thể tâm sự với cha mẹ rất nhiều điều ở trường, ở lớp khi có những thắc mắc muốn tìm hiểu về cuộc sống để cha mẹ giải đáp, chỉ bảo khuyên răn. Đây chính là thiệt thòi lớn nhất của con em sinh ở nước ngoài so với con em trong nước. Vì không hiểu nhau, mỗi khi tan trường về nhà, trừ bữa cơm gia đình quây quần, còn lại các con thường thu mình sống trong cái góc của mình. Ngoài việc học bài thì với thời gian rỗi, rất nhiều cháu đã giấu cha mẹ vùi đầu vào chát chít và chơi game.
Cứ như vậy điều tất yếu là các con cháu chúng ta dần dần quên đi tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ vô hình trung lại chuyển thành như một thứ ngoại ngữ với các con. Chút ít từ vựng ít ỏi cứ rơi rụng theo thời gian, và nhiều hậu quả ngoài mong muốn đã xảy ra làm ảnh hưởng đến tương lai của các con, làm buồn lòng các bậc cha mẹ.



 Thế hệ tương lai của cộng đồng Việt Nam tại Kiev

Lúc các con trong giai đoạn học phổ thông thì cái nguy hại chưa thật rõ ràng, nhưng từ khi học đại học và sau đại học, bắt đầu định hướng nghề nghiệp thì Tiếng Việt trở nên một nan đề cho mỗi gia đình.
Nhìn vào thực tế hiện tại vì sự bất ổn của Ucraina từ mấy năm nay, đã xáo trộn tất cả từ chính trị cho đến kinh tế, khiến cơ hội để con em chúng ta lúc tốt nghiệp ra trường, tìm được việc làm ngay trên chính mảnh đất này là vô cùng ít ỏi. Bởi vậy không ít bậc cha mẹ đã hướng cho con học xong sẽ trở về Tổ quốc tìm việc làm - và đó là một nguyện vọng chính đáng của những kiều bào xa hương khi muốn con em của mình được trở về nguồn cội. Tuy nhiên! Điều buồn và xót xa nhất là đã có rất nhiều cháu vì không đủ khả năng về Tiếng Việt khi đi phỏng vấn tìm việc làm đã bị loại. Dù các cháu học rất giỏi, tốt nghiệp vào loại xuất sắc trong các trường bên này, nhưng do ngô nghê về ngữ pháp, không biết về văn phạm Việt ngữ nên bị tuột mất cơ hội được làm việc ở những vị trí phù hợp với mình...
Từ thực trạng về Tiếng Việt của con em cộng đồng tại Kiev, chúng ta có thể hình dung ra cảnh tượng như sau: Khi thế hệ thứ nhất chúng tôi về với ông bà ông vải, thì thế hệ thứ hai giao tiếp với nhau chỉ bằng ngôn ngữ bản địa và chắc chắn rằng, họ sẽ không dạy cho con mình tiếng Việt vì biết rất ít. Như vậy thế hệ ba trở đi sẽ hoàn toàn không dùng một chút nào nữa và xem như đám cháu chắt chúng ta mất gốc. Và Đồng hóa - điều đáng sợ này sẽ đến trong một ngày không xa.
2 /NGUYÊN NHÂN
Hệ lụy đã rõ ràng thế còn nguyên nhân từ đâu?
Có quá nhiều lý do dẫn đến kém chữ Việt của con em cộng đồng Kiev. Theo tôi trước hết do nhận thức đơn giản của các bậc phụ huynh. Một số cha mẹ nghĩ rằng con mình là người Việt, lo gì không biết tiếng Việt nên để các con phát triển tự nhiên, không quan tâm đúng mức.
Các con từ mấy tháng tuổi đã thuê bảo mẫu người địa phương chăm sóc cho tới khi đến trường. Có phụ huynh khi con lớn hơn còn gửi luôn con ở nhà bảo mẫu và như vậy, xem như ngôn ngữ bản địa ngấm dần vào các con từ thuở nằm nôi.
Đặc thù cộng đồng người Việt tại Kiev sống rải rác ở các căn hộ chứ không tập trung thành làng như thành phố Kharkov hoặc Odessa nên sự giao lưu giữa các con cũng ít nhiều bị hạn chế.
Các con sống trong môi trường học với các bạn là người bản địa, học tiếng bản địa, nhất là càng lên lớp trên phải học thêm nhiều ngoại ngữ khác nhau cũng ảnh hưởng tới vấn đề tiếng Việt.
Sinh hoạt ở gia đình thậm chí có những phụ huynh còn dùng tiếng Nga để nói chuyện với con vì thấy dùng tiếng Việt con không hiểu hết. Nhưng thực chất tiếng Nga của cha mẹ cũng "tiếng tác tiếng tộ" không cơ bản, trong khi tiếng Việt của con cũng chỉ lõm bõm nghĩa, từ, nên hình thành kiểu nói và hội thoại không nằm trong khuôn phạm nào hết.
Bởi vì cuộc mưu sinh cứ cuốn cha mẹ đi nên không thể sâu sát việc học của con mình được. Có người lại chỉ chú trọng cho con học thêm các bộ môn khác trong khi tiếng Việt của con mình thì lại không quan tâm đúng mức. Và điều tất yếu đã xảy ra - Con cái chúng ta trở nên ngô ngọng đến buồn cười khi muốn diễn đạt một vấn đề nào đó. Nói sai nhiều vô tình bị người lớn chê bai, các con càng ngại và chẳng muốn sử dụng tiếng Việt để giao tiếp nữa.
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng quan trọng nhất, mấu chốt nhất chính là con em Việt Nam tại Kiev không được học Tiếng Việt từ bậc tiểu học vì thiếu Thầy, Cô giảng dạy theo giáo trình cơ bản một cách có hệ thống.


3/GIẢI PHÁP


                 Hội thảo nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Việt tại Ucraina

Từ lâu nay trong cộng đồng có một số cha mẹ quan tâm đến tiếng Việt của con thì sẽ tự dạy nếu như bản thân có khả năng. Một số thì tìm thuê cô thầy về nhà dạy riêng nhưng số này như muối bỏ biển. Một số gia đình có điều kiện thì hàng năm vào dịp nghỉ hè cho con về Việt Nam thuê thầy cô ở nhà dạy, nếu không tìm được cô thầy thì với môi trường ở quê hương. Khi xung quanh là gia đình, người thân toàn nói tiếng Việt thì về vấn đề nói - các con cũng được cải thiện lên rất nhiều, nếu như duy trì được việc hàng năm cho các con về nước. Tuy nhiên hiện nay điều đó đã không còn phù hợp với thực tế vì kể từ khi trước và sau chính biến MaiDan tới nay, khó khăn chồng chất trên mọi phương diện với bà con ta, để duy trì cuộc sống ổn định còn vất vả huống hồ có tiền cho con về nước học tiếng Việt.
Một số bậc cha mẹ khi con vào Đại học đã cho con về Việt Nam học theo diện trao đổi sinh viên giữa hai nhà nước hoặc giữa các trường Đại học với nhau vì hầu hết các cháu đều đã mang quốc tịch Ucraina. Đây cũng là một phương pháp tốt vì sau khi học xong chương trình đại học, tiếp xúc với môi trường trong nước, tiếng Việt các con sẽ tốt hơn rất nhiều cũng như hiểu biết hơn văn hóa, phong tục tập quán quê cha đất tổ. Khi tốt nghiệp xong có thể có cơ hội tìm luôn được việc làm trong nước. Nếu quay trở lại Ucraina thì các con vẫn hoàn toàn làm chủ được tiếng Việt cả viết và nói.

 

 

 Tác giả bài viết phát biểu tại hội thảo

 

 

Tại Kiev thuộc khu vực Troeshina quận Desnhiansk có trường phổ thông số 251 mang tên Hồ Chí Minh. Cách đây hàng chục năm được sự giúp đỡ tạo điều kiện của nhà trường, cũng như có sự quan tâm của một số anh chị em làm công tác xã hội, nhà trường cũng đã đào tạo được vài ba khóa tiếng Việt cho các con. Trên đà đó nếu các phụ huynh quan tâm thì có thể sẽ duy trì được liên tục. Tuy nhiên - phần thì thiếu thầy cô giáo, phần thì các bậc cha mẹ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc học tiếng Việt nên sự đóng góp học phí cho con giảm dần, dẫn tới không đủ kinh phí để hoạt động. Chính vì vậy tại ngôi trường này mấy năm nay đã chấm dứt việc dạy và học tiếng Việt. Giờ đây do nhu cầu của phụ huynh, lớp học tiếng Việt hoạt động trở lại cho các con. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi lớp học chỉ có 8 cháu nhỏ trong khi nhu cầu của các con em lớn hơn rất nhiều.
Thấy rõ sự quan trọng của việc học Tiếng Việt nên từ năm 2014, ĐSQ Việt Nam tại Ucraina đã ký một biên bản ghi nhớ với trường PTTH số 251 mang tên Hồ Chí Minh - vấn đề trao đổi hợp tác về giáo dục. Đặc biệt dịp vừa qua ngày 21/04/2017 ĐSQ đã tổ chức cuộc hội thảo dưới sự chủ trì của Đại sứ Nguyễn Minh Trí bàn về việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt, xem năm 2017 là năm Tiếng Việt của cộng đồng Việt Nam tại Ucraina.
Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận được sự hậu thuẫn về tinh thần của phía nhà nước, còn việc thực hiện như thế nào còn tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi thành phố mà áp dụng cho phù hợp.
Tại Kiev, tôi nhận thấy có thuận lợi lớn đó chính là nguồn cung cấp giáo viên từ các thầy cô giáo ở bộ môn Tiếng Việt Trường Đại Học Tổng Hợp danh tiếng Taras Shevchenko – Đại học Quốc gia Kiev nếu ký kết được hợp đồng với họ. Thậm chí các em sinh viên Tiếng Việt tại đây học năm cuối vẫn đủ khả năng để truyền giảng Tiếng Việt cho các con trình độ tiểu học. Đây là thuận lợi không hề nhỏ khi các thầy cô đều sẵn lòng truyền thụ kiến thức và họ là những người có trình độ cao và hiểu biết đến mấy loại ngôn ngữ nên con em chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu hơn từ những thầy cô từ trong nước sang. Vì khi người trong nước sang dạy, nếu như họ không biết tiếng Nga hoặc tiếng Ucraina sẽ rất khó giải thích lúc các con thắc mắc hoặc hỏi vấn đề gì đó.
Chúng ta cần quan tâm trao đổi để tìm ra cách thực hiện như thế nào, bắt đầu từ đâu, nếu các phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thì hãy nhanh chóng hỗ trợ cùng chúng tôi để tìm ra một giải pháp tốt nhất trước khi mọi việc đã quá muộn. Để thành lập một trường riêng thì không đủ điều kiện về kinh phí, nên việc thuê địa điểm nào đó kết hợp làm trường là khả dĩ nhất, chỉ có thể tổ chức học vào ngày thứ bảy và chủ nhật bởi ngày thường, các con học ở trường rồi còn phải học thêm các môn khác.
Về vấn đề học phí thì chúng ta phải xác định tự lực cánh sinh là chủ yếu, việc trả tiền học của con cái là lẽ đương nhiên mà bậc phụ huynh nào cũng hiểu. Xét cho cùng hiện tại chúng ta vẫn đang phải thuê cô giáo về tận nhà dạy cho con mình cũng đều phải trả phí cả thôi. Ở đây có cái lợi là, nếu chúng ta tổ chức được thành lớp học tập trung, các con sẽ có sự giao lưu với nhau và được học chương trình theo giáo án bài bản, phù hợp với khả năng và điều kiện của con em sinh ra tại nước ngoài.
Một điều cần lưu ý, nếu như chúng ta có thể tổ chức được các lớp học cho các con, thì đòi hỏi rất lớn sự quan tâm trước hết của chính gia đình mỗi cháu về việc phối hợp với các thầy cô ở lớp, chứ không phải gửi con đến lớp rồi xem đấy là việc của thầy cô; phải tạo ra môi trường để các con nói và yêu thích Tiếng Việt.
Cần có sự chung tay, chung sức của các tổ chức Hội, Đoàn. Nên tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như trại hè thanh thiếu niên, rằm Trung Thu, hoặc các trò chơi, các cuộc thi nói và viết Tiếng Việt có thưởng để khuyến khích các con em.
Phải tìm nguồn giáo viên lâu dài, và không gì tốt hơn là đào tạo từ chính con em của mình để các con truyền thụ cho lớp sau. Các phụ huynh có con đến tuổi vào đại học nếu thấy khả năng các cháu có giới hạn không vào được các trường khác, thì việc xin vào học tự túc bộ môn Tiếng Việt tại trường Đại học Tổng hợp Taras Shevchenko là một gợi ý lựa chọn không hề tồi, nếu như không muốn nói là rất phù hợp vì bằng tốt nghiệp từ trường ấy rất danh giá, và học phí hàng năm chỉ khoảng chưa tới 30 ngàn Grivna, rất vừa phải trong thời khủng hoảng này. Các sinh viên trong quá trình học nếu muốn có thể đăng ký về Việt Nam học theo chương trình trao đổi giữa hai nhà trường. Theo như thông báo của nhà trường và lời của các thầy cô ở đó thì nếu học xong sinh viên nào có nguyện vọng sẽ có chương trình học lên cao học và nếu muốn làm công tác giảng dạy sẽ được được nhận ở lại làm việc. Như vậy khi có nhiều con em Việt Nam theo học ở đây thì nghĩa rằng nguồn giáo viên có thể tự cung tự cấp, tạo ra sự ổn định cho chương trình và lịch dạy học.
Nên thành lập một quỹ học Tiếng Việt được xã hội hóa, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức Doanh nghiệp, các tổ chức Hội Đoàn, các Mạnh Thường Quân để để mua sách vở giáo khoa, tài liệu, cũng như các giáo cụ trực quan hỗ trợ vào công tác giảng dạy và khen thưởng….
Trên đây, tôi đã điểm sơ qua một số nét về vấn đề tiếng Việt của con em bà con cộng đồng ở Kiev. Tuy không đầy đủ và chưa phản ánh hết được vì đây chỉ là một góc nhìn của cá nhân tôi, nhưng tựu trung chúng ta cần nhận thức thật rõ rằng: Dạy và học tiếng Việt cho các con em chúng ta là một việc vô cùng quan trọng và cấp thiết, cần bàn bạc thực hiện ngay. Nên xem đây là trách nhiệm hàng đầu của các bậc cha mẹ cũng như các tổ chức xã hội, và trên hết chính là Nhà nước, vì trong hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Kiều bào ta ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam”.
                                             
Kiev 08/05/2017, Hồ Sỹ Trúc


  Các Tin khác
  + Có 3 cái khổ trong đời, cái nào mà bạn chưa từng trải qua? (11/08/2024)
  + 4 thứ này của đàn bà càng nhỏ thì đàn ông càng mê mệt (11/08/2024)
  + 3 câu nói có thể hủy hoại hôn nhân nhưng rất nhiều chị em hay nói (11/08/2024)
  +   Phật dạy, hãy tránh xa 9 loại người này, họ chỉ mang đến xui xẻo cho chúng ta mà thôi (11/08/2024)
  + Tổ Tiên dạy rằng: ''Trên đời có 3 thứ tuyệt đối không nên đùa giỡn'', đó là gì? (10/08/2024)
  + 3 vị quý nhân bạn đi đến đâu sẽ theo đến đó, nhất định phải quý trọng họ (10/08/2024)
  + Ở đời có 3 thứ tiền này người nào biết tiêu thì càng giàu còn càng tiếc thì càng nghèo (10/08/2024)
  + Nếu có duyên gặp được người có 4 phẩm chất này thì nhất định phải kết giao, trân quý (10/08/2024)
  + Người nghèo thường không coi trọng 3 điều quý giá này, nên mãi vẫn nghèo (10/08/2024)
  +  Bù vào chỗ thiếu (01/08/2024)
  +  Câu chuyện có thật, mang tính "tâm linh". (31/07/2024)
  + Cuộc gọi vào lúc 3 giờ sáng làm chấn động thủ đô Đan Mạch (25/07/2024)
  + Nghệ Thuật Tốt Nhất Của Việc Lấy Những Thứ Dễ Dàng Hơn Trong Cuộc Sống. (25/07/2024)
  +   50 số điện thoại lừa đảo nhìn thấy nên cúp máy ngay kẻo mất sạch tiền trong tài khoản (23/07/2024)
  +  HAI BÀ BÀN CHUYỆN BÁN NHÀ THEO CON (14/07/2024)
  +  ĐÀN ÔNG MỘT KHI ĐÃ THÍCH NGOẠI TÌNH THÌ BẠN CÓ XINH ĐẸP ĐẾN ĐÂU ANH TA VẪN SẼ NGOẠI TÌNH NẾU CÓ CƠ HỘI.!!! (14/07/2024)
  +  TUỔI GIÀ - KHÔNG CẦN DỰA VÀO CON CÁI (14/07/2024)
  + Cổ nhân dạy: “5 phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất và hoàn toàn miễn phí, giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc” (21/06/2024)
  + Càng có tuổi càng không nên tham 3 thứ này mà đánh mất phúc đức của mình và con cháu (21/06/2024)
  + Cổ nhân nói: “Tiền không hai, rượu không ba, ăn không bốn” nghĩa là gì? (21/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66014822

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July