Câu chuyện dưới đây được đăng tải trên trang Ntdtv.com (Trung Quốc).
Nghe những người già trong làng thường nói chuyện với nhau, vào những năm 20 của thế kỷ trước, trong thôn có một người phụ nữ sống lang bạt ngoài đường. Mới đầu, hầu như chẳng ai quen biết bà ta, chỉ biết rằng người này họ Phùng nên mọi người gọi bà là bà Phùng.
Được nửa năm, không hiểu có chuyện gì, người đàn bà đang khỏe mạnh bỗng nhiên trở nên điên dại, cầm theo cây gậy đi khắp nơi, vừa đi vừa hát.
Chẳng ai biết bà Phùng hát gì. Về sau, mọi người dần dần cảm thấy những lời người phụ nữ này hát giống như đang tiên tri dự đoán trước điều gì đó. Rồi những người biết đến bà nhiều hơn từng ngày.
Cứ nhìn thấy bà Phùng là y như rằng, họ sẽ nói: "Xem kìa, bà Phùng lại ra đường hát rồi đấy."Lâu dần thành quen, người trong thôn không biết từ bao giờ gọi người phụ nữ này là "bà điên".
Bà điên tiên đoán trước việc nhà họ Vương có người chết
Nghe nói mới đầu, mọi người biết bà Phùng có thể dự đoán trước tương lai là bởi một chuyện như thế này:
Mùa hè năm đó, nhà Phượng Tử trong thôn bị mất một con gà.
Người bắt trộm gà là hai tiểu tử nghịch ngợm nhà Vương Nhị. Ai cũng biết anh em chúng là những kẻ vô công rồi nghề, chính chúng là thủ phạm ăn cắp gà, chẳng qua nể mặt người lớn, lại là hàng xóm của nhau nên khong ai nói gì. Nhà Phượng Tử cũng coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sáng này hôm sau, khi trời còn tờ mờ sáng, bà Phùng đã đến cổng nhà Vương Nhị vừa khóc vừa hát: "Gà nhà khác vào nhà, người trong nhà phải đi".
Vì chỉ là câu hát chứ không phải là chữ được viết ra nên chẳng ai nghe rõ bà đang hát gì, chỉ đoán già đoán non theo cách phát âm, suy luận ra những từ đồng âm chứ không đoán đúng được bà điên đó rốt cục đã hát gì, cũng chẳng ai bận tâm đến lời bà hát.
Chỉ đến khi sự việc đã xảy ra, người ta mới đoán đúng được câu hát đó nói đến điều gì.
Không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay không nhưng tối đó, con lớn nhà Vương Nhị bị xương con gà bắt trộm được mắc vào cổ họng.
Vốn dĩ cho rằng mắc xương gà không phải chuyện gì nghiêm trọng lắm, chỉ cần nuốt vài miếng khoai thật to, xương gà sẽ trôi xuống là xong. Ai ngờ, vài miếng khoai đó đã khiến một người đang khỏe mạnh bình thường mắc nghẹn mà chết.
Bà Phùng đã nói đúng người ăn trộm gà và cái giá anh ta phải trả. Ảnh minh họa.
Nhìn thấy con trai nhà họ Hà chơi bời cờ bạc
Việc này xảy ra, người ta mới giật mình nhớ lại câu hát của người đàn bà điên. Và đến lúc đó, họ cũng mới luận ra nội dung câu hát đó.
Còn có một lần khác, nhà ông Hà trong thôn bị dột mái buộc ông phải trèo lên trên đó sửa. Bà Phùng nhìn thấy vậy liền lẩm bẩm: "Không phải trên nóc dột mà là đáy nồi thủng".
Ông Hà không để ý đến những lời "có vẻ điên rồ" đó của bà Phùng nên chỉ đáp lại "ừ, ừ". Kết quả là được vài ngày, ông Hà thấy con trai lén lút mang gạo của nhà đi. Thì ra cậu con trai đánh bạc thua tiền, lại không dám nói với bố mẹ nên đã lén mang gạo đi trả nợ dần.
Lần này, lời bà điên lại đúng.
Những người già trong thôn nhớ lại và kể thêm, bà Phùng đi làm bạt khắp nơi trong nhiều năm và thường xuyên nói đi nói lại vài câu, cũng không biết bà nói ai, sau này nghĩ lại mới thấy những lời đó giống với lời tiên tri, dự báo.
Ngẫm lại, người ta thấy phần lớn những lời bà Phùng nói đều đề cập đến luật nhân quả, lẽ sống ở đời, ác giả ác báo, thiện hữu thiện báo…
Mặc dù những câu hát của người đàn bà điên họ Phùng không được xem là lời tiên tri chính thức song mỗi lần bà hát đều nhằm vào các vấn đề to, nhỏ trong thôn, trong làng hay những việc bà chứng kiến, vì thế mà người trong làng càng cho rằng đó là đúng.
Dù có thể câu chuyện này tác giả bài viết chỉ được nghe kể lại song đánh giá một cách khách quan, bài viết đang gửi tới mọi người một thông điệp sống hướng đến sự tử tế, lương thiện.
Từ trước đến nay, những trường hợp như bà Phùng không ít. Có thể họ đang cảnh báo đến mọi người điều gì đó, hoặc cũng có thể họ đang thực hiện một sứ mệnh nào đó chứ không hẳn là vô duyên vô cớ xuất hiện trên đời.