Năm anh lên 6 tuổi thì mẹ đã bỏ đi với người đàn ông khác, kể từ đó bố 1 mình gà trống nuôi con.
ảnh minh họa
Trước kia, gia đình anh chỉ làm nông, ăn không đủ no mặc không đủ ấm nhưng bố chưa bao giờ để anh phải chịu đói 1 bữa nào. Thậm chí ông còn sẵn sàng nhịn ăn để mua quần áo mới cho con trai. Vì thế anh luôn rất biết ơn và yêu thương bố.
Vài năm trở lại đây, anh đi làm trong 1 mỏ khai thác than. Từ đó gia đình cũng bớt túng thiếu. Số tiền kiếm ra được, anh dành hết mua thuốc bổ và đồ ăn ngon cho bố để bù lại quãng thời gian khốn khó trước kia.
Có hôm thấy bố vác cuốc đi làm thì anh kéo lại rồi nói:
-Giờ con lớn rồi còn bố cũng đã già , bố không phải đi làm đồng nữa, con đủ sức nuôi bố.
Bố anh mỉm cười:
-Bố cũng chưa đến mức ngồi 1 chỗ ăn bám con cái đâu, cứ để bố đi làm chứ ở nhà buồn chân buồn tay lắm.
Anh chau mày:
-Nhưng dạo này bố yếu lắm.
Bố anh mới tặc lưỡi:
-Ôi, người già ai chẳng có lúc ốm đau, bố không sao, con cứ đi làm đi. Số tiền con làm được cứ cất tiết kiệm, sau này cưới vợ sinh con có cái mà nuôi gia đình chứ.
Rồi ông cười và vuốt tóc con như hồi còn nhỏ. Con trai đành buông tay để bố đi. Nhưng trước khi đi, bao giờ anh cũng nhét mấy đồng tiền vào túi bố và ghi vào tờ giấy “Buổi trưa bố mua gì ngon mà ăn nhé!! Tối về con sẽ nấu cơm cho bố.”
Cứ thế bẵng đi mấy tháng, một lần đang ăn cơm thì thấy bố lôi chai rượu ra uống vài chén, con trai can lại:
-Bố ơi, bố đừng uống nữa, hại sức khỏe lắm.
Bố nhìn con năn nỉ:
-Không sao đâu, đưa cho bố, con trai cho bố uống mấy chén thôi, người ta còn nói uống rượu vừa đủ còn tốt cho sức khỏe nữa mà.
Anh nhìn bố rồi cười:
-Bố đúng thật là..không thể nào từ chối bố được.
Hai bố con vừa ăn cơm vừa cười nói vui vẻ.
Thế nhưng trưa hôm sau, anh đang lúi húi trong hầm thì có người chạy vào hét toáng lên:
-Minh ơi, bố..bố mày ngất giữa đồng, người ta mang về nhà rồi, giờ.. đang hấp hối.
Tin đó như sét đánh ngang tai, anh hốt hoảng lao về nhà quỳ sụp dưới giường bố:
-Bố ơi, bố , bố làm sao thế này bố ơi.
Thấy con trai nước mắt ngắn nước mắt dài, bố gắng gượng đưa tay ra vuốt má anh:
-Con ngoan..đừng khóc..bố..bố..
Rồi ông buông tay và lịm dần đi. Đứa con trai chỉ biết gào khóc trong vô vọng. Bố bị ung thư xương mà không nói với anh 1 lời, thì ra dạo này ông hay uống rượu là vì để quên đi cơn đau. Anh đau đớn hôn lên trán bố rồi đứng dậy lầm lũi thay quần áo và tắm giặt cho bố thật sạch sẽ. Bây giờ, anh nhìn vào đôi tay chai sạm và đôi chân nứt toác của bố mà như có ai xát muối vào lòng.
Ngày đưa tiễn bố, anh không khóc 1 tiếng nào, chỉ chờ khi mọi người về hết, anh mới ôm lấy mộ bố mà thủ thỉ:
-Bố ơi, còn nhớ năm còn 13 tuổi, nhất quyết đòi bỏ học, đó cũng là lần đầu tiên con bị bố đánh. Nhưng bố có biết vì sao con nằng nặc đòi đi làm không?? Vì con muốn bố bớt khổ. Nhưng giờ thì, bố lại bỏ con đi sớm quá.
Anh cứ thế ôm lấy mộ bố cả giờ đồng hồ không buông.
1 tuần sau, trước khi đi làm, anh tranh thủ dọn dẹp đồ đạc của bố thì phát hiện có 1 cọc tiền được gói trong chiếc khăn bố hay dùng với tờ giấy có ghi “Đây là số tiền mỗi ngày con đều bỏ vào túi bố, bố không dùng đến, bố nhận tấm lòng của con là được rồi”.
Thấy nét chữ run run của bố, cảm xúc của anh lại bật ra. Anh chằm chằm nhìn vào tờ giấy mà nước mắt giàn giụa. Bỗng nhiên anh thấy gương mặt bố hiền hòa hiện ra, ông gọi:
-Con trai..con trai..
.Anh dụi mắt nhìn bố cho rõ nhưng lại thấy ông biến mất. Anh òa khóc và bỏ cả việc tức tốc chạy ra mộ bố.
Có lẽ vì quá thương nhớ người cha đã qua đời mà anh tưởng tượng ra cảnh đó. Anh thắp hương lên mộ và tâm sự vài 3 câu chuyện với bố xong thì lững thững quay về chỗ làm.
Không ngờ, vừa đến nơi, anh chết điếng khi thấy căn hầm mỏ trước mặt đã sập gọn, xe cứu thương rú còi inh ỏi. Anh vội vã tiến đến chỗ những người bị thương:
-Có..có..chuyện gì thế này??
-Hầm vừa bị sập, đã có rất nhiều người chết.
Họ nói rồi cúi mặt rưng rưng. Còn anh thì hoảng hốt ngã ngửa ra sau:
-Thì ra..là bố..đã cứu con sao??
Tình cha con khiến nhiều người phải cảm động, thì ra đàn ông tốt vẫn còn rất nhiều.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1762641#ixzz4elZpWpry
doc tin tuc xaluan.com