Tác giả: Theo Letu.life | Dịch giả: Tâm Nguyễn
1 Tháng Năm , 2016
Ảnh: TheEpochtimes
Sa mạc Sahara còn được gọi là “biển chết”. Số mệnh của một người khi tiến vào sa mạc này đồng nghĩa với là “có đi mà không bao giờ quay trở lại”.
Năm 1814, một nhóm người của đội khảo cổ lần đầu tiên đã phá vỡ lời nguyền chết chóc trên sa mạc này. Đương thời, trên sa mạc hoang vắng ấy chỉ toàn thấy những xương cốt của những người đến mà không quay trở về. Người đội trưởng của đội khảo cổ luôn cho mọi người dừng lại, và chọn những nơi đất cao mà đào xuống rồi đắp mộ cho các bộ hài cốt, lại còn dùng các cành cây hoặc các tảng đá dựng thành những tấm bia mộ giản dị cho những người đã mất kia.
Nhưng trên sa mạc khi ấy hài cốt thực tại rất nhiều, công việc đắp mộ chiếm dụng đi một khoảng thời gian lớn của đội. Các đội viên oán giận trách cứ nói: “chúng ta là đến để khảo cổ, chứ không phải đến để giúp những người đã chết thu dọn những cái xác của họ”. Người đội trưởng vẫn giữ ý kiến nói: “Mỗi một bộ xương đều đã từng là đồng nghiệp của chúng ta, làm sao có thể nhẫn tâm để xương cốt của họ phơi trên nơi hoang dã này?”
Một tuần sau, đội khảo cổ đã phát hiện ra trên sa mạc có rất nhiều đi tích của người cổ xưa và nhiều các văn vật khác để đủ làm chấn động cả thế giới. Nhưng đúng khi họ rời đi, bỗng nhiên trời nổi gió bão cuồng phong, mấy ngày đêm liền không thấy ánh mặt trời. Rồi đến cái la bàn là kim chỉ nam chỉ đường duy nhất của đội cũng mất đi tín hiệu linh hoạt, đội khảo cổ hoàn toàn thất lạc phương hướng, đồ ăn và nước ngọt cũng dần bắt đầu thiếu thốn, đến đây họ mới minh bạch nhận ra không thể nào tìm thấy và đi về trên con đường trước đây họ đã tới.
Khi nguy nan, đội trưởng bỗng nhiên nói: “Đừng tuyệt vọng, trên đường đến đây chúng ta đã lưu lại dấu vết chỉ đường rồi!” Và thế là họ lần theo những vết cây khô còn nhô lên từ những nấm mộ bên đường mà họ đã tạo thành khi họ đến làm dấu vết chỉ đường, cuối cùng đã thoát ra khỏi nơi biển chết. Khi tiếp nhận những lời phỏng vấn từ các phóng viên, các đội viên của đội khảo cổ đều rất cảm động nói: “Sống thiện lương, chính là chúng ta đã lưu lại một con đường cho chính mình.”
Ở trên sa mạc vì thiện lương mà chúng ta để lại được dấu vết chỉ đường, giúp chúng ta tìm thấy đường trở về nhà. Trên đường đời, thiện lương chính là la bàn, là kim chỉ nam của tâm linh giúp chúng ta vĩnh viễn không thất lạc và mất phương hướng. Bất luận bạn phương hại tổn thương ai, thì nhìn về lâu dài mà xét, bạn đều là phương hại và tổn thương đến chính mình, hoặc có lẽ hiện tại bạn chưa hề cảm nhận thấy được, nhưng nó nhất định sẽ xoay vòng trở lại.
Phàm là bạn làm những điều gì cho người khác, thì đều đang là làm cho chính mình vậy, đây là một lời dạy kinh điển vĩ đại nhất. Không cần biết bạn đã làm những gì cho ai, người mà nhận về đúng những thứ ấy, không phải ai khác, chính là bạn.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng sưu tầm
|