Tổ Tiên có câu: ''Bảy giờ không chôn cha, tám giờ không chôn mẹ'', có nghĩa là gì? Tổ Tiên có câu: ''Bảy giờ không chôn cha, tám giờ không chôn mẹ'', có nghĩa là gì? , Người xứ Nghệ Kiev
( PHUNUTODAY )- Đây là một trong những câu tục ngữ có từ lâu đời và cực kỳ nổi tiếng, hãy tìm hiểu ý nghĩa nhé.
Từ xưa đến nay, các cụ ta luôn có những câu nói đầy ý nghĩa và thâm sâu. Nó không chỉ chứa đựng những bài học nhân sinh mà còn là những kiến thức đời thường được đúc rút qua nhiều thế hệ. Có một câu thế này: "Bảy giờ không chôn cha, tám giờ không chôn mẹ", ý nghĩa là gì?
Ở trên đời này, có 2 việc trọng đại, chính là sinh ra và mất đi, hay còn gọi là sự sống và cái chết. Khi cha mẹ già đi và qua đời, người thân cũng sẽ tổ chức tang lễ đàng hoàng nhất cho họ để họ có thể ra đi một cách trang nghiêm.
Tuy nhiên, ngày xưa việc tổ chức tang lễ là việc vô cùng long trọng, vì thế bạn không thể làm tùy tiện mà phải tính toán trước thời gian, ngày chôn cất.Người xưa quan niệm, nếu không xem giờ, mai táng vào giờ kỵ rất có thể sẽ gây ra hậu quả cho gia đình, gây ra sự bất hạnh hay xui xẻo. Vì thế mới có câu: "Bảy giờ không chôn cha, tám giờ không chôn mẹ".
Câu nói này có nguồn gốc và liên quan nhiều đến thuyết Âm Dương và Ngũ Hành.
“Bảy giờ không chôn cha, tám giờ không chôn mẹ.” “Bảy” và “tám” được hiểu là ngày tháng. Theo quan niệm của người xưa, những ngày kết thúc bằng bảy và tám, ví dụ ngày bảy, mười bảy, hai mươi bảy, hai mươi tám… mỗi tháng là những ngày kiêng kỵ. Khi chôn cất buộc phải tránh những ngày này. Người xưa nói rằng, vạn vật trên đời đều có âm dương, nam nữ tượng trưng cho âm cũng vậy.
Trong đó, họ cho rằng đàn ông thuộc về Dương nên Dương khí trong cơ thể đàn ông đặc biệt nặng nề, ngày có số bảy thường được coi là ngày Dương Kỳ tương đối mạnh. Nếu người người đàn ông trụ cột trong gia đình qua đời thì Dương Kỳ quá mạnh sẽ phá vỡ sự cân bằng âm dương.
Phụ nữ thuộc về Âm. Nếu chôn người phụ nữ vào những ngày này, năng lượng Âm sẽ quá mạnh, gây ảnh hưởng không tốt tới người thân, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới cả gia đình.
Cho tới ngày nay, những quan niệm này dường như không còn phổ biến, cũng có phần lạc hậu. Bởi lẽ ở xã hội hiện đại, việc ma chay tang lễ sẽ được thực hiện nhanh gọn với đầy đủ những lễ nghi cần thiết. Điều này là để phù hợp với những tập tục mới, đồng thời tiết kiệm thời gian, loại bỏ hủ tục rườm rà