Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  ''Chuyện tình ri đô'' trong những căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội ''Chuyện tình ri đô'' trong những căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nhóm công nhân hàng chục người thuê ở trong nhiều căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội. Với các cặp vợ chồng, họ dùng những tấm ri đô ngăn cách với bên ngoài để làm "chốn riêng tư".

Tại Hà Nội không thiếu những căn biệt thự có giá hàng chục tỷ đồng trong các khu đô thị như: KĐT An Khánh, Lê Trọng Tấn, Nam Cường, Văn Phú, Văn Khê, Mỹ Đình…

Những biệt thự này đã được xây thô nhưng chưa hoàn thiện, chưa có cửa, sơn, hệ thống điện - nước, nhà vệ sinh… Trải qua nhiều năm phơi nắng phơi sương, nhiều biệt thự đã xuống cấp, cỏ mọc kín lối đi, tường đã phủ rêu phong.

Trong số đó, có một số căn được cho thuê lại để làm quán quán ăn, nhà hàng, trường mầm non… Một số căn khác được chủ thầu xây dựng thuê cho nhiều công nhân ở với giá chỉ vài triệu đồng/căn. Mỗi căn này trung bình từ 10 - 30 công nhân tá túc.

Bà Lưu Thị Học (53 tuổi, quê Thanh Hóa) đang chuẩn bị bữa trưa trong một căn biệt thự bỏ hoang ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội), nay đã trở thành nơi lý tưởng để hàng chục công nhân lao động tá túc.

Bữa cơm trưa của các công nhân tại khu đô thị Lê Trọng Tấn.
Bữa cơm trưa của các công nhân tại khu đô thị Lê Trọng Tấn.

Bà Học cho biết, bà từ quê theo chồng ra Thủ đô làm việc từ nhiều năm nay. Chồng bà là công nhân cho một công trình xây dựng gần đó. Ban ngày chồng đi làm thì bà đảm nhiệm công việc nấu ăn cho hơn chục công nhân sống tại đây. “Tôi dậy từ sáng chuẩn bị bữa sáng, sau đó đi chợ rồi về tiếp tục làm cho bữa trưa và bữa chiều. Khẩu phần ăn được quy định cho từng người là 25 nghìn đồng”.

Chia sẻ về cuộc sống tại đây, bà cho biết: “Căn biệt thự này chúng tôi được ông chủ thuê cho ở. Từ chỗ hoang phế ban đầu nay nó đã được cải tạo để có điện nước, nhà vệ sinh… Ngoài ra, chủ cũng cấp chăn, màn, quạt… thậm chí là tủ lạnh cho công nhân sinh hoạt. Thỉnh thoảng người ta cũng cho người vào phun muỗi và làm công tác vệ sinh”.

Người phụ nữ này cho biết, căn biệt thự có 4 tầng sẽ có 4 người phụ nữ lo việc nội trợ và ở nhà trông coi đồ đạc vì biệt thự chưa có cửa, dễ xảy ra mất cắp.

Nhiều biệt thự tại Hà Nội vẫn chưa có người ở.
Nhiều biệt thự tại Hà Nội vẫn chưa có người ở.

“Mọi sinh hoạt như ăn ngủ, tắm rửa… mọi người đều dùng chung. Phụ nữ được dựng phòng tắm riêng và những cặp vợ chồng cũng được ưu tiên ngăn phòng ở riêng. Ở đây có mấy cặp vợ chồng như thế. Họ đều còn rất trẻ, gửi con cho ông bà ở quê, 2 vợ chồng xuống đây đi làm”, bà Học chia sẻ.

Bàn Thị N. (nhân vật xin giấu tên, SN 1993 ở Sơn La) và chồng là một trong những cặp đôi như vậy.

N. đã có con 6 tuổi. Trước đây, N. cùng con ở nhà với bố mẹ chồng còn chồng chị xuống Hà Nội làm thuê. Đầu năm nay, do con đã lớn và kinh tế gia đình khó khăn hơn, N. khăn gói theo chồng xuống thủ đô.

Căn phòng hạnh phúc trong biệt thự ở Văn Phú (Hà Đông) được ngăn với bên ngoài bằng tấm vỏ chăn.
"Căn phòng hạnh phúc" trong biệt thự ở Văn Phú (Hà Đông) được ngăn với bên ngoài bằng tấm vỏ chăn.

“Trên quê em, công việc nương rẫy phụ thuộc theo mùa. Hết mùa là hết việc nên em xuống đây kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi con và quan trọng là vợ chồng được gần nhau hơn”.

N. chia sẻ: “Bình thường em sẽ đi làm cùng chồng nhưng em vừa bị sốt xuất huyết nên phải nghỉ ở nhà. Mấy hôm trước chồng em cũng phải xin nghỉ chăm vợ vì ở đây chỉ có 2 vợ chồng nhưng hôm nay em đỡ hơn anh lại xin đi làm. Ở nhà nhiều thì lấy đâu tiền mà sống?”.

Căn phòng N. đang ở được xem là căn phòng ‘hạnh phúc” trong ngôi biệt thự này. Đó thực chất là phòng tắm, nhà vệ sinh nguyên bản của biệt thự được biến thành phòng ngủ của vợ chồng. Căn phòng chỉ vài mét vuông được dán nhiều tờ giấy báo che bớt bức tường nham nhở phía sau.

Ở dưới nền vợ chồng N. thiết kế thành một cái giường. Trên chiếc giường đó, họ để một bàn xếp, một quạt và túi quần áo cũ nhỏ của hai vợ chồng. Để riêng tư hơn, N. dùng một tấm chăn hoa màu đỏ đã cũ treo phía ngoài làm cửa che. Một số cặp đôi khác thì dùng ri đô để ngăn lại.

“Mùa đông còn đỡ, vào mùa hè thì căn phòng này cũng nóng nhất vì diện tích bé, xung quanh xây bịt kín không hề có một ô cửa nhỏ nào”, N nói. Dù vậy căn phòng vẫn được xem là lý tưởng nhất bởi nó riêng tư trong không gian sinh hoạt chung của hàng chục người.

Quần áo của công nhân phơi kín cửa tại một biệt thự bỏ hoang ở Văn Phú nay được tận dụng làm chỗ ở cho công nhân.
Quần áo của công nhân phơi kín cửa tại một biệt thự bỏ hoang ở Văn Phú nay được tận dụng làm chỗ ở cho công nhân.

Một người phụ nữ khác trong căn biệt thự này chia sẻ, dù có phòng riêng nhưng khi sinh hoạt vợ chồng các cặp đôi cũng phải tế nhị vì ngăn cách bên ngoài chỉ bởi một tấm rèm mỏng. Họ thường chờ đêm khuya khi mọi người trong nhà đã đi ngủ hết hoặc khi cả biệt thự vắng đôi vợ chồng mới có cơ hội gần gũi. Thậm chí nhiều đôi đã phải ra nhà nghỉ bình dân gần đó với giá rẻ để tìm sự thoải mái.

“Ở tập thể nhưng ai có bạn gái vẫn cứ dẫn về chơi. Nếu bạn gái có ngủ lại thì người đàn ông tế nhị dùng rèm quây lại làm chỗ ngủ. Mọi người xung quanh đều vui vẻ, không ai ý kiến gì bởi ai cũng vì hoàn cảnh nên mới chấp nhận sống thế này. Ai mà không muốn có một chỗ ở tử tế hơn chứ”, anh Bình, một công nhân sống ở căn biệt thự này, chia sẻ.

Theo Vietnamnet

http://dantri.com.vn/doi-song/chuyen-tinh-ri-do-trong-nhung-can-biet-thu-bo-hoang-o-ha-noi-20171023080547283.htm

 


  Các Tin khác
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
  + Bắt Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Kạn vì liên quan đến ma túy (07/10/2024)
  + Nghệ sĩ Nhân dân có nhan sắc "vạn người mê", 17 tuổi đã giành giải Nhất tại liên hoan âm nhạc quốc tế (07/10/2024)
  + Đề nghị truy tố 17 người trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" (02/10/2024)
  + Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu Bí thư Tỉnh ủy (02/10/2024)
  + Kẹt xe nghiêm trọng gần Khu du lịch Đại Nam của CEO Nguyễn Phương Hằng khi khu du lịch này mở cửa miễn phí (29/09/2024)
  + Thông tin mới nhất vụ sạt lở ở Hà Giang, đã có 4 người chết, mất tích, 7 nhà sập đổ hoàn toàn (29/09/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65087510

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July