Cây Kơnia lặng lẽ cuối trời - Anh Chi VanVN.Net - Họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1931 tại quê hương Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đang học Trung học thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Ngọc Anh sớm gia nhập bộ đội Cụ Hồ, chiến đấu ở chiến trường miền Trung và Tây Nguyên. Hồi ức của nhà văn Nguyên Ngọc cho ta biết: “Hai chúng tôi cùng là học sinh, cùng nhập ngũ một ngày, cùng làm lính, rồi cùng làm phóng viên mặt trận, vì hăng hái, vì lãng mạn, vì thích phiêu lưu mạo hiểm… Ngày ấy có (nhạc sĩ) Nhật Lai nữa. Chúng tôi lang thang trên khắp Tây Nguyên suốt thời kỳ đánh Pháp, nam Tây Nguyên, trung Tây Nguyên, rồi bắc Tây Nguyên. Chúng tôi làm đủ thứ việc, có tên và không tên, từ đánh giặc, làm rẫy, đến đi vận động quần chúng, tổ chức du kích, vũ trang tuyên truyền… Cả la cà rong chơi trong các buôn làng Ê-đê, Gia-rai, Mơ-nông, Xê-đăng, Triêng, Dẻ, Cor…”
Tin Văn nghệ: Nhà xuất bản Quân đội ra mắt bộ sách về Điện Biên Phủ trên không - PHÚC THIỆN NGUYÊN VNQĐ Online - Sáng 14/12, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức họp báo ra mắt Bộ sách kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Bộ sách gồm 15 cuốn bao gồm nhiều tư liệu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, chủ yếu tập trung vào sự kiện 12 ngày đêm B-52 Mỹ đánh phá Hà Nội và một số địa phương trên miền Bắc cuối năm 1972.
Tin buồn: Nhà báo, Nhà thơ Sergey Aphonhin từ trần Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: TS Sử học, Nhà báo, Nhà thơ, Nhà Việt Nam học Sergey Nhikitovich Aphonhin, sinh 26/11/1939 tại Kiev
ÂM THẦM MỘT CHỊ QUA THỜI TRẺ TRUNG - Nhà thơ VƯƠNG TRỌNG ... Trong bài thơ Chị dâu, tôi có viết về hình ảnh của chị: “Áo cánh nâu, quần lụa đen / Cặp ba lá, đường ngôi nghiêng mái đầu” là hình ảnh trong đám cưới, hôm chị về nhà tôi, chứ hàng ngày trong cuộc mưu sinh, áo cũ chẳng còn rõ màu nâu và quần đen bợt bạt chả mấy khi là lụa. Trong những năm tháng ấy, chị làm lụng quần quật không một lời kêu ca hoặc trách cứ em chồng...
Cung đường hạnh phúc: Chuyện tình dưới đáy ba lô - THU HIỀN Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu thì đại đội vận tải của tôi được bổ sung thêm một trung đội vận tải nữ. Trung đội trưởng tên Bích, là cô gái to, khỏe, nhanh nhẹn, năng nổ với công việc, duy có đôi mắt luôn trầm lắng, thoáng buồn. Đây là trung đội mới, lái xe lại toàn nữ, tôi là đại đội trưởng nên thường đi với trung đội này. Đã hai tuần ngồi bên tay lái của Bích, song chuyện trò với cô không sao cởi mở được. Cho đến một hôm xe hỏng, cô lấy túi đồ nghề khâu bằng bạt ra, thì tôi không cầm lòng được: Nó giống hệt cái túi của thằng Đức - bạn tôi, làm đại đội trưởng đội 3, đang vận chuyển hàng và vũ khí phục vụ chiến dịch trước đại đội tôi một cung đường. Sau phút sững sờ, tôi lân la gợi chuyện. Khó khăn lắm, tôi mới được cô kể cho nghe.
Trong lịch sử nhiều thế kỷ của Hà nội có không ít những sự kiện rạng ngời. Thành phố bên bờ sông Hồng luôn anh dũng chống trả quân xâm lược ngoại bang, khôi phục và tập hợp nên những sức mạnh mới.
CẢM GIÁC BÌNH YÊN KHI TRỞ VỀ HÀ NỘI (ĐẾM BƯỚC CUỘC HÀNH TRÌNH) - Ký sự của Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ... Nhiều
đêm, rất nhiều đêm không ngủ, tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn tuyết rơi miên man trên
đất khách, quê người, lòng lại da diết nhớ về Hà Nội đang cữ heo may. Những
lúc đó, những kỉ niệm đi qua trong kýức như một cuốn phim nhiều tập,
nhiều trường đoạn, mà cảnh nào cũng gợi nên một nỗi nhớ thương. Dường như tiếng
chuông tàu điện, tiếng xích lô trẩy chợ phiên, tiếng còi tan ca của các nhà máy
Hà Nội giờ tan tầm…đã trở
thành một phần máu thịt của thế hệ chúng tôi...