Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Mã số 2186: Thương bà cụ 73 tuổi nuôi chị 88 tuổi trong mù lòa đau yếu, bệnh tật Mã số 2186: Thương bà cụ 73 tuổi nuôi chị 88 tuổi trong mù lòa đau yếu, bệnh tật , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Trong căn nhà chật chội, cũ kỹ, hai chị em gái tuổi “gần đất xa trời” sống nương tựa vào nhau. Hàng ngày, người em 73 tuổi với đủ loại bệnh trong người vẫn phải lê lết đi mò cua, bắt ốc, hái rau má bán kiếm tiền đong gạo nuôi chị gái 88 tuổi mù lòa, thường xuyên đau ốm.

Đều ở cái tuổi “gần đất xa trời”, không nơi nương tựa nên hai cụ Hoàng Thị The (88 tuổi) và Hoàng Thị Sợi (73 tuổi) ở xóm 3, xã Tân Thành, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) vẫn phải bấu víu nuôi nhau.

Cụ The là con gái thứ sáu, cụ Sợi là con út trong gia đình nghèo đông anh chị em. Người cha thân sinh các cụ qua đời do bạo bệnh trong nạn đói năm Ất Dậu, khi ấy cụ Sợi chưa tròn hai tuổi. Mười mấy năm sau mẹ cũng lìa cõi trần để lại tám anh chị em nuôi nhau khôn lớn, tự dựng vợ gả chồng cho nhau. Riêng cụ The và cụ Sợi không lập gia đình.

Hai chị em cụ Hoàng Thị Sợi 73 tuổi và Hoàng Thị The 88 tuổi trong căn nhà cũ nát.
Hai chị em cụ Hoàng Thị Sợi 73 tuổi và Hoàng Thị The 88 tuổi trong căn nhà cũ nát.

Khi sinh ra, cụ The cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Năm lên một tuổi, cụ mắc bệnh thủy đậu, do không kiêng cử, thuốc men nên di chứng mù lòa một mắt. Con mắt còn lại cũng bị giãn lòng tử dẫn đến lòa do lúc thanh niên cụ cảm thương hàn không được chữa trị. Mấy chục năm nay, cụ sống trong bóng tối.

Thương chị mù lòa không có người chăm sóc nên cụ Sợi ở góa nuôi chị. Gần hết cuộc đời hai người già sống nương tựa vào nhau trong căn nhà chật chội, ẩm mốc.

Mỗi ngày cụ Sợi phải dậy thật sớm chuẩn bị cơm nước cho cả hai rồi mới đi làm. Do tuổi cao sức yếu nên chẳng ai thuê mướn việc gì, cụ Sợi phải đi hái rau dại, mò cua bắt ốc đem ra chợ bán kiếm tiền đong gạo. Ngày ít được chỉ được 5.000 đồng, ngày nhiều thì 10.000 đồng, nhưng hiếm khi nào thấy cụ nghỉ việc dù trời mưa gió, ốm đau.

“Rau má dại mọc ở các cánh đồng rất sạch, mát nên nhiều người thích mua. Nhưng hái nhiều nên loại rau mọc nhanh như rau má cũng trơ trụi. Giờ tôi phải đi xa hơn trước cả cây số mới hái được mớ rau đem chợ bán.”, cụ Sợi nói.

Cụ Sợi nghẹn ngào khi kể về cuộc đời hai chị em mình
Cụ Sợi nghẹn ngào khi kể về cuộc đời hai chị em mình

Tiền bán rau cụ Sợi chẳng dám mua thức ăn mà dành dụm phòng khi đau ốm. Tàn chợ, cụ đi xin khắp các hàng quán kiếm thực phẩm xót lại của những người bán hàng. Người thương cho mớ rau, dưa, thi thoảng được con cá, miếng thịt là cụ phấn khởi nhất.

“Thức ăn chính trong ngày của chị em tôi chỉ có cơm với dưa muối, hoặc ít ngọn bầu nấu với tí mẻ tra chút muối trắng. Hôm nào có người cho thịt mỡ hoặc con cá là ngày đó chị The ăn được nhiều cơm hơn”, cụ Sợi tâm sự.

Mở chiếc nồi nhỏ bám đầy tro bếp, chúng tôi không cầm được lòng khi thức ăn trong ngày của hai thân già chỉ có chút dưa chua kho mặn lẫn vài quả cà. Những bữa ăn cơm trắng, dưa cà kho cứ lặp đi lặp lại nhiều ngày đến mức ăn bữa nay xong là biết bữa mai ăn gì.

“Có đợt chị The ốm không chịu ăn cơm làm tôi buồn lắm. Tôi trách chị bảo: Em khó nhọc đi làm cả đời cũng để chị em sống với nhau. Giờ chị ốm mà không ăn lỡ chết rồi em ở với ai. Nói đến đó chị The mới rớt nước mắt bảo, thèm bát cháo thịt. Nghe chị nói lòng tôi đau như cắt từng khúc ruột, buổi chiều tôi đi hái rau được 5 nghìn mua tý thịt về nấu cháo cho chị ăn”, cụ Sợi kể.

Ngoài công việc đi hái rau bán cụ Sợi còn phải lo toan toàn bộ việc nhà. Từ trồng ít luống rau, cây bầu, bí lấy quả ăn, chăm cây ổi lấy quả bán. Đến vệ sinh cá nhân và chăm cụ The uống mỗi ngày.

Thức ăn chính của hai thân già gần đất xa trời chỉ có mấy cọng dưa chua kho mặn
Thức ăn chính của hai thân già "gần đất xa trời" chỉ có mấy cọng dưa chua kho mặn

Nhưng mấy năm nay sức khỏe hai cụ suy giảm nhanh do tuổi cao lại không được chăm sóc. Năm 2014, cụ Sợi bị sỏi mật hành hạ phải đi mổ. Dù được bảo hiểm y tế chi trả 100% thuốc thang nhưng chi phí đi lại, tiền ăn dưỡng trong một tháng hết gần 5 triệu đồng, cụ phải nhờ người đi vay hộ.

Đến nay số tiền ấy vẫn như “quả núi” treo lơ lửng trên đầu các cụ chẳng biết khi nào có thể trả được. Phẫu thuật sỏi mật xong, cụ lại đau bụng và đi khám thì bác sĩ bảo có sỏi thận. “Lần này tôi không chữa nữa để vậy đến chết thôi”, Cụ Sợi buồn rầu.

“Vì không có tiền chữa bệnh là đành rồi nhưng tôi nằm viện lấy ai chăm sóc cho chị mù lòa”, cụ Sợi nói rồi kể thêm: “Một ngày của tháng trước tôi đi hái rau, chị The ở nhà đi vệ sinh chẳng may bị ngã, nằm ngất lịm giữa sân không dậy được. May nhờ hàng xóm phát hiện kịp thời đưa đi bệnh viện mà không chết. Giờ tôi chẳng dám đi đâu xa vì để chị ở nhà không an tâm”.

Nghe em tâm sự, cụ The nước mắt lưng chòng. Khi không kìm chế được nữa cụ khóc bật thành tiếng: “Tôi mù lòa chả thấy gì, lại không chồng con, ông trời chưa bắt tôi đi mà còn để tôi sống cho em tôi phải nuôi nấng. Cuộc đời dì ấy cũng đã cơ cực lắm rồi, có ngày nào được nghỉ ngơi đâu”, cụ The đau khổ nói về hoàn cảnh chị em gái không nơi nương tựa.

Em 73 tuổi nuôi chị 88 tuổi mù lòa đau yếu

Mọi tài sản trong nhà các cụ có chỉ là cái giường ngủ, bộ bàn có hai ghế nhựa, một vài tấm chăn mùa đông đã được bọc cất cẩn thận… tất cả đều của người ta cho. Cụ Sợi còn mua một con chó từ nhỏ để nuôi cho nó trông nhà, phòng khi có mình cụ The ở nhà, người lạ vào thì chó sủa để chị gái mù lòa biết mà gọi hàng xóm.

Ngay căn nhà hai cụ đang ở cũng là của người cháu được các anh chị em góp tiền xây dựng cho ở. “Các cháu cũng khó khăn vì bố mẹ chúng đều nghèo, may có căn nhà còn có cái chỗ chui ra chui vào. Sống nay, chết mai, chỉ lo nhất khi chị em tôi chết không có cỗ hòm mà chôn”, cụ Sợi bùi ngùi.

Chia sẻ về hoàn cảnh hai cụ già đáng thương, ông Trần Văn Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, cụ Hoàng Thị The và Hoàng Thị Sợi là chị em ruột sống với nhau từ nhỏ. Hai cụ thuộc diện hộ nghèo, neo đơn không nơi nương tựa.

“Các ngày lễ tết trong năm xã cũng quan tâm đến tặng quà cũng như xin các nhà hảo tâm giúp đỡ. Nhưng số tiền nhỏ mà hai cụ tuổi cao, sức yếu đau ốm triền miên nên cũng không đủ thuốc thang. Cuộc sống hai cụ quá khó khăn, rất cần được giúp đỡ”, ông Nghiệp nói.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1.Mã số 2186: Bà Hoàng Thị Sợi, xóm 3, xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Bùi Thái Bá

http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/thuong-ba-cu-73-tuoi-nuoi-chi-88-tuoi-trong-mu-loa-dau-yeu-benh-tat-2016060508192168.htm

 


  Các Tin khác
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
  + Nhà sập rồi, mấy anh em cháu biết ở đâu? (06/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59798170

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July