Hoàn cảnh khó khăn của hai chị em có bố tâm thần, mẹ bỏ đi
Trở về thôn Đồng Cháy, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên lắng nghe câu chuyện của hai chị em cô bé Phan Thị Hồng Hạnh, không ai có thể cầm được nước mắt. Bố của em, anh Nguyễn Thế Ước từ một người đàn ông khỏe mạnh, chăm lam chăm làm nuôi vợ con bỗng nhiên đổ bệnh tâm thần sau một cơn sốt, liền sau đó mẹ của các em – một người phụ nữ dân tộc Dao cũng đã bỏ các con mà đi, để lại 2 đứa trẻ khóc cạn nước mắt vì nhớ mẹ.
Cách đây 5 năm bố của hai chị em bỗng nhiên bị tâm thần sau một trận cảm.
Anh suốt ngày cười, nói trong vô thức.
Căn nhà nhỏ, trống toang hoang với không có lấy 1 vật dụng cho ra hồn, đó là chỗ che mưa che nắng cho 3 bố con mà bác Nguyễn Trung Tính – Trưởng thôn Đồng Cháy đã chỉ cho chúng tôi biết. Trên 1 chiếc giường cá nhân nhỏ đặt sát tường, anh Ước nằm co ro, miệng luôn nói lung tung những điều không ai hiểu, tay bị cột một sợi dây xích móc lên tường để giữ anh không chạy đi mất. Kể chuyện anh, bác Nguyễn Thị Thu nức nở:
Thương bố, nhớ mẹ, ngày nào Hạnh cũng khóc.
Cuộc sống vất vả nên em thường đi hái chè thuê kiếm tiền.
“Nó là con trai đầu của bác đấy. Từ bé đến lớn nó khỏe mạnh bình thường, nó chăm làm lắm, ấy mà tự nhiên cách đây 5 năm nó bị cảm rồi đâm ra bệnh tâm thần thế này. Bất đắc dĩ bác mới phải cột một tay nó vào thế này, chứ không nó chạy đi đâu lại gây họa cho mọi người thì làm thế nào được”.
Bà nội của 2 cháu đã ngoài 60 tuổi, mỗi lần nhìn con là như có trăm nghìn mũi dao cứa vào.
Đáp lại nước mắt của con gái...là cái trợn mắt của người bố tâm thần.
Sau lời giới thiệu đó, bác chỉ cho chúng tôi thấy cháu lớn là Nguyễn Thị Hồng Hạnh (học lớp 7) đang đi hái chè thuê ở trên con đồi gần nhà, còn cháu nhỏ là Nguyễn Văn Hậu (học lớp 2) đang đi cấy ngoài đồng giúp ông bà. Mẹ các cháu bỏ đi đã hơn 3 năm để hai con cho ông bà nội chăm sóc nhưng ông bà già lại nghèo khổ nên cuộc sống vô cùng khó khăn.
Không còn cách nào khác, gia đình phải xích tay anh vào để giữ anh không đi gây họa.
Hạnh thương bố lắm, em ước mơ được đến trường để sau này làm có tiền nuôi bố.
Làm xong công việc cho người ta, Hạnh tranh thủ chạy về để ra đồng đi cấy cho bà. Ngồi trò chuyện với chúng tôi một chút, gương mặt em ngại ngùng len lén không dám nhìn bố lâu bởi hai hàng nước mắt đã chực trào. Em bảo: “Hai chị em con nhớ mẹ nhưng mẹ bỏ chúng con đi rồi”. Em còn kể cả chuyện ngày xưa bố còn khỏe, bố thương hai chị em lắm, trời mưa lần nào bố cũng đi tìm hai đứa về… Còn bây giờ có nhìn thấy con bị ướt, bố cũng chỉ biết khành khạch cười trong vô thức.
Hàng ngày em vẫn chăm sóc bố chu đáo...
Em không có tuổi thơ, chỉ còn nước mắt và nuối tiếc những ngày đã qua.
Nghe câu chuyện của em, những người lớn như chúng tôi có cảm giác như có luồng điện chạy qua người, thấu vào tận tim. 12 tuổi, em không có tuổi thơ, chỉ còn nước mắt, sự nhớ nhung và nuối tiếc cho quãng thời gian xa lắm… Em bảo, ngày đó bố còn khỏe và mẹ còn thương chúng em. Nghe mà đắng.
Chứng kiến cảnh các cháu lớn lên từng ngày, bác Thu có nhiều điều lo sợ: “Nếu một mai tôi và ông nó chết đi rồi thì các cháu nương nhờ ai đây. Các cháu có chú và có cô nhưng chúng nó nghèo quá, nó chưa lo đủ cái ăn cho con chúng nó thì làm sao mà bao bọc được 2 cháu đây.
Cả đời tôi chỉ có ước nguyện 2 cháu được đến trường và có cái ăn là mừng lắm rồi. Nó mặc bẩn, mặc rách cũng không sao, nhưng nhất định phải được đến trường thì mới mong sau này mở mày, mở mặt ra được cô ạ”.
Cuộc sống nghèo khó, nên cả hai chị em Hạnh không bao giờ dám đòi bà mua 1 cái áo hay cái quần mới, nên trông đồ của các em đều rách hết cả. Nhưng khi được hỏi, em chẳng mơ có đồ ăn ngon, chẳng mơ có quần áo đẹp mà chỉ mơ: “Được đi học để sau này kiếm tiền nuôi bố”… Bởi dù bố có điên, có dại thì với 2 chị em Hạnh đó vẫn là những đấng sinh thành, mang nặng đẻ đau.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2084: Bà Nguyễn Thị Thu (bà nội của hai cháu) thôn Đồng Cháy, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Số ĐT: 01693.463.936.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
http://dantri.com.vn/su-kien/giot-nuoc-mat-dang-cay-cua-be-12-tuoi-truoc-canh-bo-tam-than-me-ru-ao-ra-di-20160224225732935.htm