Về thăm ông khi cơn mưa chiều vừa ập đến, mâm cơm được bày ra với độc bát canh lỏng bỏng nước nhưng ông cũng không biết chính xác nó được nấu từ rau gì bởi mắt kém rồi nhìn không còn rõ nữa. Bên cạnh 2 mái đầu đã bạc là anh con trai đã ngoài 40 tuổi điên diên, dại dại từ khi mới lọt lòng.
Đó là gia cảnh của ông bà Nguyễn Duy Kích mà tôi đã trở về thăm tại thôn Sồi Cầu, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Căn nhà nhỏ nằm khuất sau những bụi cây càng trở nên ảm đảm trong cơn mưa chiều dấm dẳng. Ngồi ở gần bậu cửa, cả gia đình 3 người lúc ấy mới đang dùng bữa trưa cho dù đã là quá nửa buổi chiều. Ông bảo cái đồng hồ cũ lâu đã hết pin nên cũng chả biết giờ giấc gì cả thành ra có hôm đêm rồi mới ăn tối, mà chiều thì mới lại ăn cơm trưa.
Bữa cơm với độc bát canh rau của gia đình ông Kích được nấu từ rau gì ông cũng không biết.
Bát canh ấy được mọi người ăn ngon lành.
Ông năm nay đã ngoài 80 tuổi, mắt mờ, chân tay run và yếu nhưng trí nhớ vẫn khá tốt. Ông kể: “Tôi với bà nó có tất cả 5 đứa con, 2 trai và 3 gái. Đứa đầu là Nguyễn Thị Phúc, nó điên điên dại dại nhưng rồi cũng có được đứa con nên nó ở với con của nó ở ngôi nhà bên cạnh đây này. Hai thằng con trai thì 1 đứa ở tận trên Thái Nguyên nhưng nó hư lắm, không đỡ đần được bố mẹ già cả, lần nào nó về là gia đình cũng xô xát, cãi nhau. Còn 1 thằng thì lấy vợ gần đây nhưng nghèo lắm, nó cũng chả đủ ăn nên không cho bố mẹ được gì.
Cậu con trai năm nay đã ngoài 40 tuổi nhưng dở dại không biết gì.
Mọi sinh hoạt hàng ngày của anh đều được ông bà chăm bẵm từng li từng tí một.
Một cô con gái thì lấy chồng cách đây cũng mấy cây số, thi thoảng con bé ấy về với chúng tôi, nó cũng cho đồng quà, tấm bánh đấy. Đứa nữa là thằng Chinh, nó năm nay ngoài 40 tuổi rồi nhưng cứ ngẩn ngơ thế kia, không biết gì đâu, tắm rửa, ăn uống hàng ngày tôi với bà nó phải chăm hết”.
Ngồi kế bên ông là bà Vũ Thị Đường năm nay đã 85 tuổi nhưng những công việc như tắm rửa cho con bà vẫn phải làm hàng ngày. Mắc đủ các loại bệnh, lại cộng thêm tuổi già khiến bà không còn đi được vững, ấy vậy nhưng: “Có lần tôi phải lao vào lôi thằng Chinh ra bởi nó soi gương thấy mình trong đó thì cứ tưởng có ai bên trong đang trêu nên nó đòi lao vào gương để tìm cái thằng đó khiến gương nó vỡ ra và đâm vào người chảy máu. Lần ấy là cả mẹ cả con đều bị thương, đau mãi mới hết cô ạ”.
Con gái đầu của ông bà cũng dở dại không biết gì cả.
Bà năm nay đã 85 tuổi nhưng không an lòng nếu một mai khuất núi sẽ không có ai chăm con.
Mặc kệ bố mẹ kể chuyện mình, anh Chinh vẫn cười toe và thản nhiên ngồi ăn hết bát cơm rồi lại khì khì cười. Nhìn cảnh ấy, cô Nhữ Thị Châm - hàng xóm của ông bà kể chuyện: “Nó lớn thế nhưng như trẻ con ấy mà. Hàng ngày ăn uống, tắm rửa toàn ông bà Kích phải làm, nhìn thấy ai cũng thương nhưng chẳng giúp được gì cả. Chúng tôi ở bên cạnh, thi thoảng biếu ông bà quả trứng để ăn cơm đấy nhưng ông bà không ăn đâu, thương con nên lại để cho con ăn hết mà con thì chả biết gì cả”.
Đấy cũng là nỗi lo của ông
Cuộc sống nghèo khổ quen rồi ông không một lời kêu ca. Chỉ mong sao con trai được có cái ăn khi ông bà không còn nữa.
Về hoàn cảnh của ông bà, chú Chu Thế Hiểu – Trưởng thôn Sồi Cầu, xã Thái Học ái ngại chia sẻ: “Gia đình ông bà thì ở đây cả làng họ thương. Mang tiếng ông bà có đến tận 5 đứa con thì 2 đứa điên dại, 3 đứa kia thì bình thường đấy nhưng có giúp được gì cho bố mẹ đâu mà. Ở đây chúng tôi cũng trách 2 anh con trai đấy, nhưng 1 anh thì hư lắm, không ngoan chút nào cả, 1 anh thì ở gần đây nhưng lúc nào cũng vùi mặt vào đi làm mà cũng không đủ ăn”.
Nỗi lo của ông bà không phải cho bản thân mình mà dành hết cho con.
Sống cả một đời nghèo khổ dường như đã quá quen nên khi được hỏi gia đình có cần giúp đỡ gì không, ông bà chỉ mong muốn: “Sau khi chúng tôi qua đời, mong là thằng Chinh nó có cái ăn thế là ở dưới suối vàng chúng tôi yên lòng rồi cô ạ”. Nói rồi cả nhà lại tiếp tục bữa cơm trưa trong tiếng mưa rả rích, có lúc lại ồ ạt như tiếng khóc, ai oán của ông trời. Bữa cơm đạm bạc, nghèo nàn và túng bấn. Cơm trong nồi hết rồi chỉ còn chút canh, ông lại san xẻ cho bà, cho con mỗi người 1 ít để húp cho ấm dạ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1932: Ông Nguyễn Duy Kích và bà Vũ Thị Đường (thôn Sồi Cầu, xã Thái Học, huyện Bình Giang, Hải Dương)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân.
http://dantri.com.vn/su-kien/vo-chong-toi-chet-thi-no-cung-khong-co-duong-song-dau-20151004072018186.htm