Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Mã số 977: Cô bé nghèo với tiếng dương cầm vút bay Mã số 977: Cô bé nghèo với tiếng dương cầm vút bay , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Dân trí) - Gầy gò, ốm yếu, nhưng Nguyễn Quang Hồng Ân như đầy sức mạnh khi ngồi trước những phím dương cầm. Hồng Ân ước mơ được đến với cuộc thi Piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Mỹ vào đầu tháng 6 tới nhưng nhà lại quá nghèo...

 

Tiếng đàn piano lúc nhanh lúc chậm, khi dồn dập, khi lại du dương như tuôn trào từ đôi tay gầy guộc của Nguyễn Quang Hồng Ân. Năm Hồng Ân lên 9 tuổi, cô bé thi vào Nhạc viện TPHCM, không ai tin em sẽ thi đậu, vì vóc dáng gầy nhom thế kia, liệu có sức mà đánh đàn? Thế mà, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cô bé đậu thủ khoa với 9,5 điểm.
 
Đến nay Hồng Ân đã theo học được 5 năm, cô học viên vẫn mảnh mai như thế, ngón đàn vẫn đầy nội lực và ngày càng điêu luyện dưới sự dìu dắt của các giảng viên Nhạc viện. Cô Nguyễn Thùy Yên, Phó khoa Piano của rất tự hào khi nhắc đến cô học trò nhỏ: “Ở Hồng Ân có cả năng khiếu và quyết tâm. Đặc biệt là tôi chưa thấy học viên nào có quyết tâm cao đến vậy. Mỗi ngày em luyện đàn 7-8 tiếng, khả năng tiếp thu nhanh, lại rất chịu khó rèn luyện”.
 
Ngày ngày, Hồng Ân cần mẫn luyện tập bên chiếc piano gia truyền
Ngày ngày, Hồng Ân cần mẫn luyện tập bên chiếc piano "gia truyền"
 
Ở thời buổi kinh tế thị trường, giữa bao dòng nhạc mới, nhạc trẻ được nhiều người ưa chuộng thì quyết tâm theo dòng nhạc cổ điển của Hồng Ân và gia đình như một chuyến lội ngược dòng liều lĩnh. Cha mẹ Hồng Ân đã cho em chuyển sang trường giáo dục thường xuyên với chương trình học nhẹ nhàng hơn để em dồn sức học đàn.
 
Hậu phương vững chãi của Hồng Ân chính là cha mẹ em, anh Nhân và chị Hạnh. Vì sự nghiệp học hành của con mà họ quyết định đi thuê một căn hộ để ở gần trường hơn, đỡ tốn thời gian đi lại, cũng là vì thể trạng của Hồng Ân không được khỏe khoắn như các bạn đồng trang lứa.
 
Nguyễn Quang Hồng Ân
Nguyễn Quang Hồng Ân

Nhạc viện TPHCM ở gần công viên Tao Đàn, những năm Ân còn bé, mỗi khi con vào học là mẹ lại ra công viên chờ đợi, vì hễ trống tiết là Ân lại cần mẹ chăm sóc. Rồi hai mẹ con cùng dùng bữa trưa tại công viên, món ăn do chị Hạnh sáng sớm chuẩn bị đem theo từ nhà. Đến nay, sáng sáng, trưa trưa, cô bé vẫn được cha đưa đón vì anh Nhân không dám để con gái đi xe buýt.
 
Anh Nhân vốn là giáo viên đã về hưu nhiều năm, còn chị Hạnh đi dạy kèm Anh văn và dạy đàn để có thêm thu nhập. Trong căn phòng thuê không mấy rộng rãi của gia đình 3 người thì có đến 4 cây đàn: piano, organ, guitar và đàn tranh. Chị Hạnh tự học đàn từ khi còn trẻ nên Hồng Ân được làm quen với âm nhạc từ thuở chưa lọt lòng.
 
Từ thuở chưa ngồi vững, bé Hồng Ân đã mê đàn piano
Từ thuở chưa ngồi vững, bé Hồng Ân đã "mê" đàn piano
Chị Hạnh vui vẻ kể: “Khi bé mới 2 tuổi rưỡi đã có thể phân biệt các nốt nhạc rõ ràng. Mẹ bấm nốt nào là bé nói ngay được tên nốt ấy. Khi bé lên 4, chúng tôi phát hiện khả năng nghe của bé rất tốt nên cho tập đàn dần dần”.
 
- Nguyễn Quang Hồng Ân, sinh năm 1999.
- Thủ khoa trong cuộc thi đầu vào Nhạc viện TPHCM năm 2008.
- Tham gia Piano Concert vào tháng 10/2012 với sự góp mặt của các giảng viên và học viên Nhạc viện TPHCM
- Vào vòng chung kết cuộc thi Piano quốc tế lần thứ 2 - tổ chức tại Hà Nội năm 2012
Câu chuyện của hai vị phụ huynh cứ xoay quanh việc học hành của cô con gái rượu và việc sắp tới, Hồng Ân sẽ tham dự kỳ thi tranh tài piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Hoa Kỳ vào đầu tháng 6/2013. Đây được xem là Thế vận hội Piano toàn cầu chuyên đề nhạc Nga nhưng hầu như hiếm có thí sinh Việt Nam được mời tham dự. Hồng Ân được Nhạc viện TpHCM viết thư giới thiệu để được tham dự cuộc thi này.
 
Lo lắng lớn nhất có lẽ là vấn đề kinh phí, vì vé máy bay khứ hồi cho hai mẹ con đã hết 80 triệu đồng, chưa kể chi phí ăn ở (Hồng Ân mới 14 tuổi nên phải có phụ huynh đi cùng). Cuộc thi này Hồng Ân tham gia tự túc nên ngoài việc hỗ trợ thêm về bài vở và thủ tục, Nhạc viện cũng không có nguồn kinh phí để giúp em.
 
Hồng Ân cười bẽn lẽn: “Mẹ nói đùa là nếu được qua bên đó thì hai mẹ con ăn mì gói để đi thi cũng cam lòng. Đây là lần thứ 3 em tham gia cuộc thi lớn, cũng có đôi chút hồi hộp. Ngày em còn nhỏ, lần đầu tiên đi thi, mẹ em động viên rằng: “Con cứ xem mọi người như… củ khoai đi, đừng sợ gì cả!”, nhờ câu nói đó mà em tự tin hơn”.
 
Anh Nhân chia sẻ: “Dù sao thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Hồng Ân tham gia cuộc thi này. Bạn bè của tôi cũng giúp đỡ một phần nhưng vé máy bay vẫn chưa mua được. Tôi chỉ lo là càng gần ngày khởi hành thì vé máy bay càng đắt, cho dù mình mua loại rẻ nhất”.
 
Sau giờ cơm trưa, Hồng Ân lại ngồi luyện đàn. Chiếc đàn piano cũ kỹ truyền lại từ thời ông bà ngoại, rồi đến mẹ em, đến nay vẫn vang lên những âm thanh trầm bổng dưới những ngón tay thoăn thoắt của cô gái nhỏ nhắn. Những kỳ thi, những cơ hội khẳng định tài năng đang chờ em phía trước. Sẽ có phần thưởng là những chiếc đàn to đẹp hơn, hiện đại hơn nhưng với Hồng Ân, chiếc piano cũ này mãi là món quà kỷ niệm vô giá.
 
Cùng lắng nghe tiếng đàn của Hồng Ân:
 

 
 
Hồng Nhung

  Các Tin khác
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
  + Nhà sập rồi, mấy anh em cháu biết ở đâu? (06/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60339169

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July