Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Chàng tiến sĩ mở lớp học 1 USD Chàng tiến sĩ mở lớp học 1 USD , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

“Thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa, sống với tất cả nhiệt huyết, đi làm từ thiện khi rảnh, cống hiến của mình được xã hội ghi nhận…” là những điều mà tiến sĩ trẻ 29 tuổi Nguyễn Bá Hải hài lòng nhất về cuộc sống hiện tại của mình.

Anh đã quyết định từ chối lời đề nghị làm việc tại Hàn Quốc để trở về Việt Nam giảng dạy với mức lương của một công chức nhà nước.
 
Với Bá Hải, hạnh phúc là được sống hết mình với từng khoảnh khắc trôi qua
Với Bá Hải, hạnh phúc là được sống hết mình với từng khoảnh khắc trôi qua.
 
Tốt nghiệp cấp 3, rời vùng quê nghèo Thanh Hóa, mang theo giấc mơ về những chiếc ô-tô do tự mình chế tạo ra, chàng trai Nguyễn Bá Hải ngày ấy đã chọn theo học ngành Ô tô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Với Bá Hải, Sài Gòn chính là miền đất hứa, anh không chỉ được học ngành mình yêu thích mà còn là nơi giúp anh dễ dàng tìm được những công việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống và học hành. Với niềm đam mê cháy bỏng, Nguyễn Bá Hải đã làm được nhiều hơn những điều chính bản thân anh mong đợi…

Chưa bao giờ hối hận

Sau khi tốt nghiệp đại học, Bá Hải nhận được học bổng thạc sĩ ở Hàn Quốc. Say mê nghiên cứu, sáng tạo cộng với sự nỗ lực không ngừng, Bá Hải đã nhận được 3 bằng sáng chế do chính phủ Hàn Quốc cấp. Với số điểm tối đa 100/100 của luận văn thạc sĩ, Bá Hải tiếp tục học lên tiến sĩ chuyên ngành biorobotics (robot sinh học). Năm 2011, Bá Hải trở thành tiến sĩ ở tuổi 28. Những tưởng khi có một học vị cao như thế, Hải sẽ chọn cho mình một công việc xứng tầm, với mức lương “ngất ngưởng” để bù lại tháng ngày khó khăn, vất vả của tuổi thơ, những ngày phải đạp xe đi làm, dạy thêm… Nhưng Bá Hải đã chọn con đường mà bản thân anh cũng ngạc nhiên: “Đến bây giờ, tôi vẫn không lý giải được tại sao lúc đó trong lòng luôn có một lời thúc giục, kêu gọi là phải về Việt Nam ngay”. Cái khao khát được trở về ấy mãnh liệt đến nỗi Bá Hải về Việt Nam ngay khi hoàn thành xong phản biện tốt nghiệp vào tháng 6/2010 và không tham dự lễ nhận bằng tiến sĩ sau đó vài tháng.

Dù bất ngờ với chính mình, nhưng Bá Hải chưa bao giờ hối hận. Sau mỗi giờ học, cầm những tờ giấy nhận xét của sinh viên, anh thấy thật hạnh phúc và ấm áp. Nhiều khi vì mải mê giảng bài mà quá giờ ăn trưa khiến sinh viên đói cồn cào, nhưng ai cũng vui vẻ, đến lúc tan lớp mới than. Hay khi sinh viên nói thẳng: “Cách dạy của thầy áp lực quá khiến các em lúc nào cũng phải suy nghĩ để sáng tạo” nhưng lại luôn hoàn thành tốt đề tài. Rồi nhiều nhóm lại chọn cách báo cáo bằng video đọc rap “Mặc dù công việc sáng tạo là không dễ/ Nhưng với đam mê mà thầy truyền đạt/ Chúng tôi đã tìm được niềm hăng say/ Thầy là người mà ai cũng biết/ Thầy Nguyễn Bá Hải đứng bên trông thật đẹp trai… Cảm ơn thầy về những kiến thức thầy truyền đạt/ Sẽ là hành trang chúng em mang vào đời…”. Đây là những kỷ niệm và tình cảm của sinh viên mà nếu Hải đi làm ở một doanh nghiệp nào đó thật khó để mà có được.

Món quà đặc biệt cho người khiếm thị

Những ngày học đại học, Hải đã đề xuất với cán sự lớp làm băng nói tặng hội người mù nhưng vẫn chưa thực hiện được. Từ đó, Hải luôn ấp ủ muốn làm một điều gì đó cho những người khuyết tật.

May mắn là ngành học Tiến sĩ của Hải có liên quan đến sự tương tác giữa người với thế giới xung quanh qua xúc giác. Và theo lý thuyết tri giác của con người thì thông tin mà con người nhận được qua đôi mắt là lớn nhất. Vì vậy, cách  đây ba năm Hải bắt đầu nghiên cứu làm một chiếc mũ có tác dụng giống như “mắt thần” giúp người khiếm thị đi lại bình thường. Tới đầu năm 2012, Hải và các cộng sự đã cho ra mắt sản phẩm đầu tay của mình.

Phía trước chiếc nón có gắn cảm biến laser xác định vật cản trong phạm vi 3-150cm, sau đó chuyển thành tín hiệu rung ở phía trên trán. Đến gần vật cản, tín hiệu rung mạnh hơn, khi chuyển hướng sang phía không có vật cản, tín hiệu rung tắt. Điều này giúp người khiếm thị tránh được các vật cản và di chuyển dễ dàng hơn. Sản phẩm này còn giúp người mù phát hiện vật ở cao, thấp, to, nhỏ, ngay cả khi trước mắt là một vật trong suốt như tấm gương.

Ban đầu, để sản xuất một chiếc mũ nặng gần 5kg phải tốn hơn 20 triệu đồng, nhưng  đến nay với phiên bản thứ 8, chiếc mũ nặng nề được chuyển thành một mắt kính thời trang, gọn nhẹ và chắc chắn. Trọng lượng sản phẩm hiện chỉ còn 250g với chi phí còn dưới 4 triệu đồng. Sản phẩm đã nhận được những giải thưởng như: giải nhân văn Robocon Techshow Việt Nam 2012, giải Nhất Nhà sáng tạo Việt Nam.

Hiện tại, nhóm tiếp tục tìm các giải pháp sao cho giá thành rẻ nhất nhằm giúp cho càng nhiều người mù tiếp cận được với sản phẩm. Để có vốn, Hải nhận đi dạy cho các doanh nghiệp với mức lương cao, khi đã đủ chi phí, Hải lại quay về với công việc sáng tạo của mình.

Cùng với sự tài trợ kinh phí ban đầu của một số mạnh thường quân, Hải và nhóm nghiên cứu đã sản xuất được khoảng 100 chiếc mũ dành tặng cho người khiếm thị tại TPHCM, Cần Thơ, Bình Dương và Thanh Hóa. Đã có nhiều nơi đặt mua giải pháp công nghệ này với giá lên đến vài tỷ đồng nhưng Hải từ chối.  “Tôi biết có nhiều em khiếm thị không dám cho mình một ước mơ vì dường như nó quá xa vời. Chính điều đó đã thúc đẩy tôi phải làm việc nhiều hơn nữa để mang đến những điều có ích cho người khuyết tật.
 
Nhưng để có nhiều thiết bị dành tặng người mù thì cần thêm rất nhiều bàn tay, tấm lòng từ các mạnh thường quân”, Hải chia sẻ.

Tất cả vì cộng đồng

Cuối năm 2012, Hải đã hoàn thành xong bộ sản phẩm SmartKit dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Bộ thiết bị nhỏ gọn cắm vào máy tính, cùng với bộ giáo trình đi kèm do anh biên soạn sẽ giúp các em sáng tạo, viết những chương trình cho riêng mình có ứng dụng trong thực tế như viết phần mềm học tập, trình chiếu. Hải sẽ dạy hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, vì chỉ mới có 30% kinh phí tài trợ nên dự án trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

Với mái tóc “3 phân”, Hải được sinh viên gọi là “hòa thượng thích dạy học”, “hòa thượng thích 1 đô”. “hòa thượng” có gương mặt hiền, nụ cười tươi nhưng cũng có lần “đuổi” thẳng sinh viên ra khỏi lớp và luôn yêu cầu rất cao ở sinh viên. Nhìn Hải, nhiều người sẽ nghĩ: “Chắc chỉ ở nhà lầu, đi xe hơi”, còn “hòa thượng” lại cười toe toét “Tôi vẫn đang ở trọ như các em sinh viên thôi”.

Không chỉ sáng tạo, Hải còn thường đề xuất các hoạt động có ý nghĩa cho cộng đồng. Giữa tháng 12/2012, nhân một chuyến công tác tại Hà Nội, Hải dành thời gian về quê Thanh Hóa và kêu gọi thành lập quỹ “Vì cộng đồng Đông Lĩnh” (một xã nghèo thuộc tỉnh Thanh Hóa). Chỉ sau vài ngày, quỹ đã thu hút hơn 50 người tham gia và quyên góp được gần 10 triệu đồng. Chẳng ngạc nhiên khi vài ngày sau đó trên Facebook của Hải đã cập nhật bức thư của Đảng Ủy xã Đông Lĩnh gửi đến cảm ơn những đóng góp của Hải. “Không chỉ với Đông Lĩnh, mà tôi muốn khuyến khích mọi người có thể trích ra một ngày công hay một bữa ăn sáng, một ly cà-phê để lấy số tiền ấy đóng góp cùng cộng đồng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”, Bá Hải tâm sự về dự định cho cộng đồng của mình.

Trước đó, từ năm 2011 Hải cũng đã mở lớp học 1USD (mỗi người tham gia lớp học chỉ cần đóng học phí là 1 đô-la) dành cho những người yêu thích kỹ thuật. Đến nay đã có khoảng 1.000 người theo học. “Em là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, em tên Lực đã học lớp 1USD của anh và nhóm hocdelam.org. Thật sự rất cảm ơn những câu nói và những lời chia sẻ ngắn nhưng đầy cảm xúc của anh đã làm em thức tỉnh.”... Đây là chia sẻ của một sinh viên đã tham gia lớp học 1USD đầu tháng 11/2012 của Hải tại Đại học Cần Thơ, trên Facebook của Hải.

“Một người có tâm với giáo dục”

PGS. TS. Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM  đã nhận xét như vậy về cậu học trò cưng. Ông không chỉ là người đã hướng dẫn đề tài tốt nghiệp cho Hải, mà còn là người thầy, người anh, người đã giúp Hải định hướng những bước đi để đến với thành công  hôm  nay. Nhận xét về tính cách của Hải, thầy Dũng chia sẻ: “Luôn đổi mới và sáng tạo không ngừng là đặc điểm nổi bật của Hải. Cậu ấy tiếp thu rất nhanh và luôn áp dụng các phương pháp mới trên lớp”. Có lẽ vì mải mê truyền đạt kiến thức mà anh chàng Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng giáo viên, Trung tâm Đại học Sư phạm kỹ thuật, TP. HCM  đã có thời gian đứng lớp và nghiên cứu khoa học gấp nhiều lần yêu cầu được trường đặt ra. Anh còn hướng dẫn đề tài cho hơn 10 thạc sĩ và viết báo khoa học cho các tạp chí, hội nghị chuyên ngành trong và ngoài nước.

Tự nói về mình, Hải cười: “Tôi muốn sống hết mình với từng khoảnh khắc trôi qua và tiếp nối các thầy cô truyền đạt tất cả hiểu biết của mình cho các em đi sau”.

Theo Anh Thiên
Gia đình & Xã hội

  Các Tin khác
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
  + Nhà sập rồi, mấy anh em cháu biết ở đâu? (06/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60376537

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July