Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 23/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Nỗi đau da cam còn theo mãi đến bao giờ! Nỗi đau da cam còn theo mãi đến bao giờ! , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - Bà Mậu 3 lần sinh con nhưng chỉ một lần được làm mẹ; nhưng niềm hạnh phúc này cũng không trọn vẹn. Cô con gái duy nhất của bà bị thiểu năng trí tuệ, đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn phải sống dựa vào mẹ...

Bà là một thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước từ những năm 1972 - 1976, từng phục vụ chiến trường miền Trung ác liệt, nơi tàng trữ nhiều chất độc dioxin. Bà cũng là thương binh loại ¾ và đã xuất ngũ từ năm 2006. Năm nay bà Mậu đã vào độ tuổi 60, sống tại thôn Thạch Lỗi, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Tài sản duy nhất của gia đình bà là hơn 2 sào đất lúa và căn nhà nhỏ do bố mẹ để lại. Do sức yếu không làm ruộng được nên bà đã cho người khác cấy trồng và họ chia lại cho gia đình mỗi vụ khoảng 100 kg thóc.

 

Bà kết hôn với người đồng đội cùng quê và sinh hạ 3 lần nhưng hai lần bị hỏng. Lần hỏng thứ nhất vào năm 1978, bà sinh ra một bào thai chưa thành hình người. Lần thứ 2, năm1980, bà lại sinh ra một đứa trẻ nhưng càng lớn đầu càng to rồi cũng không nuôi được. Bà con làng xã xì xào cho rằng kiếp trước chắc bà ăn ở “thế nào” nên nay mới sinh ra con như vậy. Lúc đó không ai và cả bản thân ông bà cũng không biết được rằng bà đang mang trong mình chất độc dioxin. Rồi người bạn đời của bà cũng ra đi do bệnh tật và buồn phiền, để lại cho bà người con gái duy nhất nay đã ở tuổi 30 nhưng bị thiểu năng trí tuệ.

 

“Tôi không có vinh hạnh được làm bà, cháu Tạ Thị Hằng, con gái tôi lớn về thể xác nhưng không có trí tuệ, không thể học chữ và cả các con số, không nhận dạng được tiền và không biết tiêu tiền…”, bà Mậu tâm sự, “Tháng 7 năm 2012, tôi và cháu được đi học 3 tháng tại Trung tâm dạy nghề của Huyện do VVAF tài trợ. Về nhà thì cháu đan phụ với tôi, ngày cũng kiếm được vài ba chục ngàn đồng nếu như mình tự kiếm nguyên liệu đan, nếu nhận nguyên liệu từ công ty thì chỉ được một nửa”.

 

Bà cho biết cây bèo ở xã rất sẵn kiếm và đầu ra không khó khăn gì, đan ra bao nhiêu công ty mua hết bấy nhiệu. Hiện bà còn tạo thêm việc làm cho 2 người khác cũng là nạn nhân da cam và 1 người thuộc hiện hộ nghèo.

 

Trong xã Khánh Dương có tới 41 người bị nhiễm chất độc da cam trong đó trực tiếp là 25 người, đời sau là 16 cháu, có một vài cháu hình thể đầy đủ nhưng không có trí tuệ, nhiều cháu bị liệt chỉ nằm một chỗ nên gia đình không biết làm gì để kiếm sống nuôi con. Nỗi đau không biết kéo dài đến bao giờ!

 

Là chi hội trưởng Hội nạn nhân dioxin của xã, bà Mậu đưa chúng tôi tới thôn Tam Dương thăm nhà ông An Việt Lập cũng là một quân nhân xuất ngũ, một nạn nhân nhiễm chất độc da cam, hiện ở độ tuổi 70. Ông nhập ngũ từ những năm 1962, đã từng tham gia chiến trường Đường 9 Nam Lào và giải ngũ năm 1982. Vợ ông, bà Trần Thị Loan cũng đã từng là thanh niên xung phong phục vụ chiến trường miền trung, bị thương với thương tật 21%. Khi ông bà trở về quê được thừa hưởng căn nhà khá rộng rãi nhưng đã xuống cấp vì không được tu sửa và 4 sào ruộng, ngoài ra không có chế độ gì ngoài trợ cấp thương tật ít ỏi hàng tháng.
 
Ngôi nhà của cha ông để lại cho ông An Việt Lập. Ngoài hiên, con gái An Thị Hà của ông đang tết bèo
Ngôi nhà của cha ông để lại cho ông An Việt Lập. Ngoài hiên, con gái An Thị Hà của ông đang tết bèo

 

Cũng như bà Mậu, ông bà An Việt Lập sinh tới 6 lần nhưng các cháu đầu đều bị dị hình, đầu cứ to dần lên và không nuôi được. Năm 1974 bà Loan sinh được các con An Thị Thu, sau đó 3 năm sinh An Thị Hà và con út là An Thị Lập (1983). Cả ba cô con gái đều bị thiểu năng trí tuệ. Năm nay cô con gái lớn đã gần 40, cô út cũng đã 30 tuổi nhưng vẫn phải sống nhờ vào sự chăm sóc của cha mẹ.

 

Khi chúng tôi đến thăm, ông đang lên cơn sốt cao, bà thì sức yếu nhưng vẫn phải cố gắng làm ruộng để có gạo ăn. Gia đình muốn có thêm thu nhập nhưng không biết làm gì khi các con có lớn mà chẳng có khôn, lại không có vốn. Mặc dù nhà ông bà rất nghèo nhưng không được công nhận là hộ nghèo để được vay vốn hỗ trợ sản xuất.

 

Ông An Việt Lập chia sẻ: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là mong sao Hội có thể trợ giúp chúng tôi sửa lại căn nhà cho chắc chắn để cho các con ở sau khi chúng tôi qua đời!”.

 

Nhìn gương mặt đỏ bừng vì đang sốt cao của ông, quay lại nét mặt khắc khổ với dáng người gầy ốm của bà vợ đang ngồi co ro bên cánh cửa, ba đứa con gái đã nhiều tuổi đang mỗi đứa mỗi góc cặm cụi đan bèo, chúng tôi cũng ngậm ngùi “Không biết nỗi đau da cam còn theo mãi tới bao giờ?”.

 

Lê Lân


  Các Tin khác
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
  + Nhà sập rồi, mấy anh em cháu biết ở đâu? (06/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60291987

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July