Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Nhịp cầu Nhân ái >
  Để không còn nỗi đau dị tật Để không còn nỗi đau dị tật , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Theo số liệu thống kê, hiện nay Nghi Lộc có khoảng 1.000 trẻ em khuyết tật, trong đó khuyết tật bẩm sinh chiếm gần 70%. Ước tính mỗi năm trên địa bàn huyện có khoảng 50 -70 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5 - 2% tổng số trẻ sinh ra. Những trường hợp này nếu được tư vấn, chẩn đoán, điều trị sớm thông qua sàng lọc trước sinh sẽ hạn chế nhiều dị tật, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

 
Nghẹn ngào nỗi đau 

Gia đình anh Trịnh Ngọc Hải và chị Nguyễn Thị Phượng ở xóm 2, xã Nghi Long, có 4 người con đều bị dị tật bẩm sinh. Các cháu khi sinh ra đều có biểu hiện bất thường là tay nắm chặt, duỗi không được, gân chân không có và sau đó thì tay chân dần dần teo lại. Nhiều năm qua, vợ chồng anh tằn tiện từng đồng để chạy chữa  cho các con. Nhưng hy vọng của gia đình anh chị suy sụp theo năm tháng, khi những đứa con của họ chỉ lê lết trên đất, hoặc nằm bất động trên giường. Trong nước mắt, chị Phượng nói: "Khi sinh cháu út (năm 2005), nếu biết trước cháu sinh ra cũng sẽ bị dị tật như các anh chị thì tôi sẽ không bao giờ sinh cháu”.




                        Những đứa con bị dị tật là nỗi đau lớn nhất của các bà mẹ.

Còn trường hợp chị Nguyễn Thị Ch. ở xóm 8, xã Nghi Thịnh, đã bật khóc khi đứa con thứ 2 chào đời với khuôn mặt dị dạng vẹo vọ - đứa con trai mà cả 2 vợ chồng chị mong đợi. Cháu K - con trai chị mắc hội chứng Down kém phát triển trí tuệ do trong tế bào có nhiễm sắc thể 21 - thừa 1 so với bình thường.

Còn bé Nguyễn Thị A ở xã Nghi Hưng thì vừa mới lọt lòng đã mang nhiều chứng bệnh: tim bẩm sinh, hở hàm ếch, trí não kém phát triển. Miệng môi bị bệnh tật ăn sâu khiến em đau đớn, ngày nào bữa ăn của em cũng là nước mắt chan cơm.

Đó là 3 trong số gần 700 trường hợp trẻ em dị tật bẩm sinh được nuôi dưỡng trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Nỗi đau của những bà mẹ, khuyết tật của những người con không là nỗi đau của riêng ai, nó làm xã hội day dứt. Có thể những nỗi đau này sẽ được dịu bớt nếu như những trường hợp tương tự như trên được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo các nhà nghiên cứu, nếu một đứa trẻ được sàng lọc trước sinh thì sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh đến 95%. Việc sàng lọc trước sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện giống nòi và nâng cao chất lượng dân số.

Hiệu quả từ một đề án

Là một trong 5 huyện được triển khai Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh,   năm  2011, Nghi Lộc triển khai thí điểm  9 xã, năm  2012 triển khai mở rộng thêm 18 xã.  Hiện nay có 27/30 xã được triển khai đề án. Thời gian qua, dù mới được triển khai nhưng nhận thức của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thông qua tuyên truyền vận động, một bộ phận người dân đã thấy được lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chấp nhận tham gia tích cực các hoạt động của đề án. Sau gần 2 năm triển khai, có khoảng trên 3.000 thai phụ đã tham gia sàng lọc trước sinh và gần 700   sản phụ đã đồng ý sàng lọc sơ sinh cho con.

Bác sỹ Lê Kế Tú - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện huyện Nghi Lộc cho biết: "Sau khi chương trình được triển khai, chúng tôi đã tiến hành  lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh gửi Bệnh viện Phụ sản TƯ sàng lọc, trong gần 2 năm đã phát hiện được 13 trường hợp nghi ngờ  thiếu men G6PD. Những trường hợp thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh làm chậm sự phát triển về trí não, có thể gây vàng da sơ sinh và thiếu máu mạn tính. Những trường hợp này nếu được tư vấn và điều trị kịp thời thì bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nếu không sẽ gây biến chứng nặng nề".

Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai là cơ hội tốt góp phần giảm tỷ lệ khuyết tật trong dân cư, qua đó giảm chi phí nuôi dưỡng, chữa trị và hỗ trợ đối với người tàn tật, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cao cho phát triển đất nước. Hiện tại chương trình chỉ thực hiện sàng lọc 2 loại bệnh thường gặp nhất là thiếu men G6PD và suy giáp trạng bẩm sinh. Qua bác sỹ Tú được biết: "Chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh là 2 biện pháp dự phòng hiện đại với trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhằm phát hiện những bất thường của trẻ trong giai đoạn thai còn trong bụng mẹ  và ngay sau khi trẻ ra đời. Chúng tôi mong muốn thời gian tới chương trình sẽ mở rộng thêm các loại bệnh được sàng lọc hiếm gặp như hội chứng Down, các dị tật ống thần kinh, tăng thượng thận bẩm sinh và một số bệnh khác nữa nhằm giúp các bà mẹ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh về thể chất và trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng dân số một cách tốt nhất".

Thiết nghĩ, để đề án có thể được triển khai một cách sâu rộng, bên cạnh đòi hỏi sự tham gia tích cực của  các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Ngoài ra, công tác truyền thông cần được chú trọng để người dân coi việc sàng lọc trước sinh & sơ sinh như một chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia nhằm phát hiện sớm những trẻ tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, điều trị kịp thời để giảm dần nỗi đau dị tật.

 

 
Tác giả bài viết: T. Hiền - K. Chung 
Nguồn tin: Báo Nghệ An

  Các Tin khác
  + Mã số 5135: Rơi nước mắt cảnh người vợ bất lực nhìn 2 người thân mắc bệnh hiểm nghèo (02/03/2024)
  + Mã số 5133: Nỗi thống khổ của người cựu binh già trong căn nhà sàn sắp sập (02/03/2024)
  + Mã số 4765: Chồng mất vì ung thư, vợ không còn nhà phải đưa 2 con đi ở trọ (07/02/2023)
  + Mã số 4762: Người đàn ông cầu mong đứa cháu bị bệnh thiếu máu được đến trường (07/02/2023)
  + Mã số 4712: Tiếng kêu cứu của 6 người bệnh tật, ngơ ngẩn trong ngôi nhà chờ sập (14/12/2022)
  + Mã số 4711: Thương 3 chị em mồ côi mẹ sống cùng cha nghèo khó, bệnh tật (14/12/2022)
  + Mã số 4695: Vợ chồng tàn tật mong phép màu với con trai 2 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm (27/11/2022)
  + Mã số 4694: Bác sĩ kêu gọi giúp đỡ người đàn ông bị tai nạn giao thông liệt nửa người (26/11/2022)
  + Mã số 4690: Cậu học trò đội tuyển quốc gia môn Lịch sử mơ ước được đi phẫu thuật (26/11/2022)
  + Mã số 4689: "Mẹ ơi, cứu con với, con đau quá rồi..." (26/11/2022)
  + Mã số 4662: Số phận nghiệt ngã của thầy giáo trẻ vừa dạy học vừa chạy thận (25/10/2022)
  + Mã số 4660: Cha mẹ bỏ rơi, bé 8 tuổi sống lay lắt với ngoại nghèo, nguy cơ thất học (25/10/2022)
  + Mã số 4659: Cuộc sống khốn cùng của những phận người sau biến cố (25/10/2022)
  + Cô giáo bị vỡ mạch máu não được giúp hơn 76 triệu đồng (25/10/2022)
  + Mã số 4656: Bác sĩ khẩn cầu giúp người phụ nữ bệnh chồng bệnh, tính mạng bị đe dọa (19/10/2022)
  + Hà Tĩnh: Cụ ông phải bán hết tài sản để chữa khối U lạ (10/10/2022)
  + Lá thư đẫm nước mắt của người mẹ bị kẻ gian lừa mất sạch số tiền đi vay để chữa bệnh cho con (10/10/2022)
  + Mã số 4645: Nỗi khát khao được học đại học của nữ sinh mồ côi mẹ, bố bỏ đi xa (10/10/2022)
  + Mã số 4646: Bác sĩ Đại học Y kêu gọi cứu giúp thiếu nữ 18 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp (10/10/2022)
  + Nhà sập rồi, mấy anh em cháu biết ở đâu? (06/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60418157

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July