Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu >
  Vì sao Sao Hỏa không có nhiều nước trên bề mặt? Vì sao Sao Hỏa không có nhiều nước trên bề mặt? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra được nguyên nhân vì sao Sao Hỏa lại bị mất nước.

 Hình ảnh minh họa tàu MAVEN đang nghiên cứu Sao Hỏa (Ảnh: NASA)

Vì sao trên Sao Hỏa lại mất hết nước ? Đây là một bí ẩn lâu đời của Hệ Mặt trời mà con người chưa thể giải thích.

Tuy nhiên, nhờ có tàu vũ trụ MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution) của NASA, các nhà khoa học đã có được những thông tin chi tiết hơn về bầu khí quyển của Sao Hỏa, biết được cách vận hành của hành tinh này, từ đó họ có thể tìm ra câu trả lời về việc Sao Hỏa luôn bị hút sạch nước.

Để có thể trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đã nghiên cứu các khu vực cách bề mặt hành tinh này 150 km. Những thứ các nhà khoa học tìm thấy đã được đăng tải chi tiết trong một bài viết trên tờ Science.

Bão bụi năm 2001 nhấn chìm toàn bộ Sao Hỏa (Ảnh: Inverse)

Shane Stone, một nhà khoa học làm việc tại Đại học Arizona và là một trong những tác giả của nghiên cứu mới. Stone cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bầu khí quyển của Sao Hỏa thay vì nghiên cứu bề mặt của nó. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải hiện tượng "mất nước" trên Sao Hỏa.

Shane Stone cho biết "Đây là khu vực chuyển tiếp từ khí quyển lên không gian. Nó không chuyển tiếp đột ngột mà khá mượt mà".

Cũng giống như Trái Đất, mọi hành tinh có khí quyển đều có vùng không gian chuyển tiếp này. Vùng chuyển tiếp của Trái Đất được biết đến với tên gọi "ngoại khí quyển". Đó là nơi ánh sáng từ các vì sao phân tách các phân tử trung lập thành các thành tố cấu tạo nên chúng ví dụ như carbon dioxide thành carbon và oxygen.

Và chính ở tầng không gian chuyển tiếp này, nhóm nghiên cứu của Stone đã tìm ra dấu hiệu của nước. Stone chia sẻ:" Đó là một phát hiện ngạc nhiên và có ý nghĩa to lớn trong việc tìm ra lời giải việc nước thoát ra khỏi Sao Hỏa".

Theo những dữ liệu mới đây, các cơn bão bụi ở bề mặt Sao Hỏa dường như đã hút sạch nước của hành tinh này trong quãng thời gian kéo dài hàng triệu năm. Những cơn bão bụi này đã cuốn các phân tử nước đi theo và đẩy chúng lên bầu khí quyển. Điều này cũng diễn ra tương tự trên Trái Đất - các phân tử nước bay hơi, di chuyển lên phía trên cho đến khi cô đặc lại từ dạng khí gas thành chất lỏng, trở thành những đám mây và hình thành mưa. Đây được gọi là hiện tượng "Hygropause".

Một cơn bão bụi trên Sao Hỏa vào năm 2016 (Ảnh: Inverse)

Stone chia sẻ:" Trên Sao Hỏa, hygropause không diễn ra hiệu quả như ở Trái Đất". Khi nước đi vào tầng khí quyển trên cao của Sao Hỏa, nó sẽ phản ứng với các phân tử khí quyển và bị phân tách thành hydrogen và oxygen - hydrogen sau đó thoát hoàn toàn khỏi bầu khí quyển của Sao Hỏa và vĩnh viễn mất vào không gian.

Phát hiện này hé lộ ra nhiều giả thiết cho rằng Sao Hỏa cũng đã từng là một hành tinh có nhiều nước như Trái Đất tuy nhiên vì những cơn bão bụi đã khiến nó trở thành một sa mạc như hiện nay. Các nhà khoa học tin rằng lượng nước ít ỏi còn lại ở Sao Hỏa đang được lữu giữ dưới lòng đất.

Nguồn:  viettimes
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3001008

  Các Tin khác
  + Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, trong đó có Đồng Nai la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng chung với con nai (18/12/2024)
  + Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2024: ''Tấm vé thông hành'' giúp doanh nghiệp Việt vươn xa (06/12/2024)
  + Giải mã bí ẩn về loài cá voi kỳ lạ và hiếm nhất thế giới (06/12/2024)
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66342636

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July