Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                                        THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                                    PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
                          
                                          Ảnh nguồn - Internet

Câu hỏi: Phù Đổng Thiên Vương từ lâu đã được coi là một trong những truyền thuyết ly kỳ, hấp dẫn nhất trong nền văn hóa nước nhà. Vậy các di tích này hiện nay ra sao? Hãy cho biết đôi nét về cụm di tích Phù Đổng Thiên Vương?

Trả lời:

    Ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, nằm trên bờ Bắc sông Đuống, cách ga Yên Viên khoảng 8 ki-lô-mét về phía Đông, có làng Gióng (tên nôm). Đây là quê hương của người anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết “Phù Đổng Thiên Vương” ở đời vua Hùng thứ 6. Làng Gióng, nay vẫn còn một ngôi đền thờ vị anh hùng lên ba tuổi đã biết cầm roi sắt đánh đuổi giặc Ân giúp nước.

    *Đền Gióng

    Tương truyền vua Lý Thái Tổ đã cho dựng Đền Gióng ngay trên nền nhà cũ của ông Gióng khi nhà vua dời đô ra Thăng Long. Đền Gióng còn gọi là đền Thượng. Hiện nay còn giữ được kiến trúc của thời Lê Trung Hưng như chính điện, bái đường, nhà thiêu hương, nhà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền (1775). Tam quan được xây dựng sau vào những năm cuối thế kỷ thứ XIX. Tượng Thánh Gióng khá lớn đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng là sáu quan văn, võ, hai người hầu cận đứng, hai phỗng quỳ và bốn viên cận, vệ binh. Hiện vật đáng chú ý ở Đền này là đôi rồng đá, bậc thềm được cách điệu, nét chạm rất khoẻ và phóng khoáng; một đôi sư tử đá, tạc từ thời Lê Dụ Tông (1705), một số gạch trang trí rồng ở ven thềm của Đền; cỗ ngai thờ rất đẹp từ thời Lê; bia dựng năm 1660. Ở đây cũng có nhiều hoành phi câu đối. Đặc biệt đáng chú ý là câu đối của Nguyễn Du: “Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch. Địa lưu thần tích trấn Nam bang”, tạm dịch là : “Người thánh vốn trời sinh, dẹp tan giặc Bắc. Dấu thần lưu đất cũ, giữ vững nước Nam” và của Cao Bá Quát: “Phá tặc thượng hiềm tam tuế vãn. Đằng không do hận cửu thiên đê” dịch là “Đánh giặc lên ba hiềm vẫn muộn. Vượt chín tầng trời hận chửa cao”.

    Cạnh đền Thượng  có một ngôi chùa Kiến Sơ. Đây là ngôi chùa rất cổ. Tương truyền nhà sư Võ Ngôn Thông đời Đường đã sang tu ở đây và mở ra phái Thiền Tông trong đạo Phật nước ta. Trong chùa có tượng Lý Công Uẩn, người mở mang đền Gióng rồi sau về tu tại chùa này. Ngoài ra còn có tượng 18 vị La Hán, đông thập điện, chuông đồng, khánh đá...

    *Đền Mẫu

    Đền Mẫu hay còn gọi là Đền Hạ, tên chữ là Khánh Quang Điện. Đây là đền thờ của mẹ Thánh Gióng. Đền được xây dựng năm 1693. Trước đền có ao hình bầu dục, là nơi hàng năm người dân nơi đây tiến hành lấy nước rước về đền Thượng để cúng. Cách đền khoảng nửa ki-lô-mét về phía Đông Bắc là khu vườn cũ của mẹ Thánh Gióng. Ở đây có bia đá, đặt trong một tảng đá in dấu chân của người khổng lồ đã từng giẫm nát vườn rau trong một đêm mưa gió. Sau đó mẹ Gióng ướm thử chân vào đó nên đã mang thai và sinh ra Thánh Gióng. Nơi này được gọi là Cố Viên (vườn cũ). Câu thơ:

                           “Miếu Đền còn dấu Cố Viên.

                       Sử xanh, bia đá lưu truyền từ xưa”

    Như muốn nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.

    *Miếu Ban: Miếu Ban cũng thờ mẹ Thánh Gióng sinh ra người anh hùng huyền thoại. Sau miếu này, trên một mô đất nổi lên giữa giếng tròn có đặt một bệ đá như để ghi lại di tích ấy.

    Ngoài cụm di tích kể trên ở Hà Nội còn có hai nơi nữa thờ Thánh Gióng đó là Đền Sóc Xuân Tảo và Đền Gióng núi Sóc.

    *Đền Sóc Xuân Tảo

    Đền Sóc nằm thôn Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Tương truyền sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng phi ngựa sắt lên đến bến Bồ Đề thì dừng lại cho ngựa uống nước sông Hồng. Dấu chân ngựa còn lưu lại trên một phiến đá lớn ở thôn Phú Viên. Ông Gióng tiếp tục hành trình ruổi ngựa qua sông, đi ngược lên đến bờ Hồ Tây, ông buộc ngựa vào gốc cây, xuống tắm mát, sau đó giở cơm nắm ra ăn rồi mới phi ngựa lên núi Sóc bay về trời nhưng lại để quên chiếc roi sắt. Nhân dân lập đền thờ nơi ông nghỉ lại, trên gò con Phượng cạnh gốc đa. Trước đền có cổng tam quan, cột trụ này từng là điểm liên lạc của Đảng ta trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Trên lầu Bát Giác có một phiến đá tượng trưng cho nơi ông Gióng ngồi ăn cơm. Đền có một câu đối rất hay:

    “Ân tác tội dương tru, tam tuế nhung y trương nhất nộ

    Sóc Sơn linh bất tán, đằng không thiết mã thể trùng lai”.

    Nghĩa là:

    Tội ác giặc Ân quyết không tha, mới ba tuổi thơ, áo nhung đã tung bay vì căm giận.

    Khí thiêng núi Sóc còn nguyên vẹn, từ chín tầng thẳm, ngựa sắt hằng mong thẩy quay về.

    *Đền Gióng núi Sóc

    Ở trên núi Sóc, còn gọi là núi Phù Mã, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách Đa Phúc 4 ki-lô-mét về phía Tây có hai đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đền Thượng làm từ thời vua Hùng, đến năm 980 vua Lê Đại Hành ch xây lại. Đền Hạ xây vào thế kỷ XIX, năm 1898, Đền bị cháy chỉ còn lại đôi ngựa gỗ là di tích cổ. Khu đền mới được trùng tu lại khang trang. Bên cạnh có chùa Đại Bi, Miếu Thánh Mẫu, nhà bia...

    Tương truyền ông Gióng đánh tan giặc, về tới đây cởi áo treo ở đồi Mã rồi phi ngựa thẳng lên núi cưỡi mây về trời. Trên núi nay còn một mô đá hình giống gốc cây, gọi là “Cây cởi áo”.

    Dưới chân núi, ở dốc Mã và làng Mã có rất nhiều ao chuôm. Người ta nói đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng, khi về đến đây ngài xoay ngựa khắp bốn phía. Ngựa sắt hí vang rồi mới nhún mạnh bốn vó phóng lên trời.                 

            (Xin đón đọc phần tiếp theo Những ngôi chùa, đền, đình nổi tiếng

                                  ở Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử  )  


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66558071

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July