Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 1

Lời kể của con trai một biệt động Sài Gòn.

Biệt động dưới vỏ bọc nhà thầu

Những năm 1960, hàng xóm chỉ biết đến Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (Năm Lai) với cái tên Mai Hồng Quế, một nhà thầu khoán có tiếng ở Sài Gòn. Nhưng ít ai biết, thân phận thật của ông là một biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Công việc thầu khoán không chỉ là vỏ bọc cho ông tiện hoạt động cách mạng mà còn giúp ông có kinh tế nuôi gia đình, mua sắm vật tư hỗ trợ cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, ông có vai trò rất lớn đối với lực lượng Biệt động Sài Gòn, là người thiết lập nhiều đường dây vận chuyển vũ khí, khí tài và vẽ bản đồ đường cống ngầm của Sài Gòn cung cấp cho lực lượng cách mạng tham gia đánh trận Mậu Thân năm 1968.

Để tiện việc nuôi giấu cán bộ, cất giữ khí tài và ém quân trong những đợt công kích lớn, ông mua 3 căn nhà liền kề nhau trong con hẻm 287 trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TPHCM) và xây dựng một căn hầm bí mật trong căn nhà ở giữa, đó là nhà 287/70.

Sau khi hoàn tất hầm bí mật, ông đã 8 lần tổ chức vận chuyển vũ khí về cất giấu tại đây, trong đó có 3 lần ông lợi dụng thân phận thầu khoán để đánh xe ra khỏi thành phố và chở vũ khí về đây cất giấu.

Ông Phan Văn Hôn (đồng đội của ông Trần Văn Lai) kể, trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, ông cùng các đồng đội thuộc Đội 5 của Biệt động Sài Gòn – Gia Định gồm 15 người đã tập trung và nhận vũ khí tại chính căn hầm bí mật này để tấn công vào Dinh Độc Lập.

Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ đêm mùng 1 và rạng sáng mùng 2 Tết, cho đến trưa mùng 3 mới kết thúc. Kết thúc trận đánh táo bạo ấy, đội của ông đã hy sinh 8 người, 7 người bị bắt.

Sau trận đánh đó, địch nghi ngờ căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiều là nơi trú ngụ của đội biệt động nên tiến hành bố ráp. Sau chiến dịch Mậu Thân, ông Năm Lai cũng bị tịch thu toàn bộ nhà cửa, tài sản.

Khám phá căn hầm bí mật

Sau giải phóng, ông Trần Vũ Bình (con trai của ông Năm Lai) đã mua lại những ngôi nhà này và phục dựng lại hầm bí mật để làm địa điểm cho mọi người đến thăm quan.

Thời điểm năm 1965, để đảm bảo hàng xóm không phát hiện ra cơ sở bí mật, ông Năm Lai mua 3 căn nhà sát nhau là nhà 287/68, 287/70 và 287/72 rồi đào hầm ở nhà 287/70. Căn hầm dài hơn 8m, ngang 2m, cao 2,5m, trát xi măng dày để chống thấm.

Tại khu di tích này, ông Trần Vũ Bình hướng dẫn chi tiết cho khách về cấu trúc hầm với thiết kế thuận tiện cho người ẩn núp bên trong sinh hoạt; lối cầu thang từ tầng hầm bí mật thông qua tầng trệt lên nhà vệ sinh ở lầu 1; lối đi bí mật được thiết kế bên dưới chậu rửa bên trong nhà vệ sinh phòng ngủ tầng 1.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 2
Đây là lối cầu thang từ tầng hầm bí mật, thông qua tầng trệt lên nhà vệ sinh ở lầu 1.
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 3
Ông Bình chui lên từ lối đi bí mật dưới chậu rửa bên trong nhà vệ sinh phòng ngủ tầng 1
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 4

Từ bồn rửa có lối đi lên sân thượng, lối đi này dành cho cán bộ nằm vùng dưới hầm bí mật

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 5
Nếu là “khách”, thì sẽ đi bằng lối ngay đầu giường ngủ, đối diện nhà vệ sinh

Rồi từ bồn rửa có lối đi lên sân thượng, lối đi này dành cho cán bộ nằm vùng dưới hầm bí mật trốn thoát khi bị lục soát. Còn nếu là khách hay người sống trong nhà thì có lối đi công khai ngay đầu giường ngủ, đối diện nhà vệ sinh.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 6
Vị trí trên sân thượng này nằm ngay đầu giường ngủ của gia chủ.

Trong hầm còn có 4 cửa thông qua 2 căn nhà bên cạnh đề phòng trường hợp bị địch tập kích thì có đường tẩu thoát và dễ vận chuyển khí tài về tập kết tại hầm mà hàng xóm ít để ý. Vì nếu liên tục vận chuyển hàng tấn khí tài về 1 căn nhà sẽ rất dễ bị lộ.

Ông Bình kể về cách thức ba mình tồn tại và hoạt động trong lòng địch: “Ba tui ghét nuôi chó mà vẫn nuôi vì để bảo vệ chiếc xe chứa nhiều tài liệu mật, đèn trắng 1m2 luôn mở vì ban ngày không ai thấy, ban đêm cứ nghĩ là có người để có thể bỏ cơ sở đi công tác dài ngày, bỏ hết võ trang vào ruột xe để phòng khi hầm ngập nước thì sẽ tự nổi và không rỉ sét…”.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 7

Ông Bình thường xuống căn hầm biệt động ngày xưa để hồi tưởng về công việc của cha và các cô chú đồng đội. Đến giờ, ông vẫn không thể tin sao ba mình có thể làm được những việc này. Những căn nhà có hầm bí mật của ba khi xưa ông Bình và mẹ không được biết.

Ngày 31/1/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm di tích này. Tại đây, Tổng Bí thư đã đi tham quan căn hầm bí mật, vũ khí được trưng bày nơi đây và đánh giá cao công tác bảo quản vũ khí, kỷ vật sau hàng chục năm. Tổng Bí thư hỏi kỹ càng về công tác đào hầm và tán dương thiết kế bí mật của căn hầm do ông Năm Lai xây dựng.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 8

Sau khi tham quan căn hầm lịch sử, Tổng Bí thư mong muốn gia đình bà Đặng Thị Thiệp (vợ ông Năm Lai) cố gắng gìn giữ và phát huy khu di tích độc đáo này, nơi gắn liền với chiến công của Biệt động Sài Gòn trong trận Xuân Mậu Thân 1968.

Những kỷ vật hằn in dấu tích chiến tranh

Sau khi mua lại căn nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiều để phục dựng căn hầm bí mật, ông Trần Vũ Bình còn bỏ ra hàng chục năm trời đi khắp nơi tìm kiếm các kỷ vật chiến tranh của lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định về đây trưng bày, lưu lại dấu tích hào hùng của ba và các đồng đội.

Hàng ngày, ông Bình ở đây tiếp đón các đoàn khách tham trong và ngoài nước, kể lại những câu chuyện mà ông cả đời theo đuổi, tìm hiểu, giải mã bí mật công việc của ba mình cũng như lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Chỉ vào 2 chiếc radio “ấp chiến lược” thuộc hàng quý hiếm mà các cô chú biệt động thành tặng lại, ông Bình kể: “Thời đó, việc có chiếc radio là vô cùng quý giá, nhưng nó chỉ phát một kênh duy nhất là tuyên truyền cho Ngụy quyền Sài Gòn”.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 9
Hai chiếc radio “ấp chiến lượt” thuộc hàng quý hiếm mà ông Bình được các cô chú Biệt động thành tặng lại
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 10

“Mặt trận tư tưởng cam go, giác ngộ cách mạng cho người dân rất khó khi chính quyền Ngô Đình Diệm dồn dân lập ấp. Việc có chiếc radio là vô cùng quý giá, nhưng nó chỉ phát một kênh duy nhất là tuyên truyền cho Nguỵ quyền Sài Gòn. Chính vì thế mà nhiều gia đình đã phá huỷ chiếc đài này vì nhận thấy sự đầu độc tư tưởng của nó”, ông Bình kể.

Công việc ông Bình thích làm nhất tại đây là tự tay bảo dưỡng chiếc xe ô tô hiệu Citroen fourgonnette biển số NCE-345 của cha mình - ông Trần Văn Lai. Đây là chiếc xe mà ông Năm Lai dùng để chạy ra vô Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất ngày nay) trong vai một nhà thầu tiến hành trang trí nội thất tại đây.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 11

Ông Bình tự tay bảo dưỡng chiếc xe ô tô hiệu Citroen fourgonnette, biển số NCE-345 của "nhà thầu khoán" Mai Hồng Quế (tên giả của ông Trần Văn Lai).

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 12

Nhà thầu khoán Mai Hồng Quế (biệt động Trần Văn Lai) bên chiếc xe chở đồ nghề và những người thợ sửa chữa.

Nhờ đó, ông có thể dùng chiếc xe này để vận chuyển vũ khí về Sài Gòn cất giấu trong hầm bí mật. Thậm chí, đội của ông đã lên kế hoạch dùng chiếc xe này để chở thùng phuy chứa thuốc nổ vào đánh Dinh Độc Lập trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 nhưng không thành.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 13
Ít ai biết được chiếc thùng phuy này chính là thùng thuốc nổ đánh dinh Độc Lập, nhưng đáng tiếc kế hoạch bị phát hiện. Sau đó, địa chỉ 287/72 bị bố ráp, cho đến nay vẫn còn vết đạn trên cửa
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 14
Vẫn còn dây cháy chậm bên trong chiếc thùng phuy

Ông Bình chỉ những vết lõm sâu hoắm trước nhà 287/72 và cho biết đó là dấu vết đạn bắn khi địch vây ráp khu nhà 287/68-70-72 sau trận đánh của đội biệt động Sài Gòn vào thẳng Dinh Độc Lập.

Tại đây, ông còn lưu giữ nhiều kỷ vật khác như chiếc máy ảnh mà ông Năm Lai và các đồng đội dùng để tạo ra các loại giấy tờ để phục vụ công tác hoạt động thành; hay các loại dụng cụ y tế, thuốc mà ông Năm Lai lợi dụng thân phận thầu khoán của mình mua sắm đem về cất giấu trong hầm, đợi thời cơ thuận tiện để chuyển ra chiến khu phục vụ chiến trường…

Người con của biệt động thành

Để hoạt động được đảm bảo an toàn nhất, các biệt động thành không chỉ giấu thân phận thực với người xung quanh mà còn với cả chính thân nhân của mình. Bởi bí mật thì càng ít người biết càng tốt, càng giảm thiểu nguy cơ tiết lộ.

Thế nên, trong suốt thời thơ ấu, ấn tượng lớn nhất về ông Năm Lai trong lòng ông Trần Vũ Bình là cha mình lạnh lùng, ít tiếp xúc, hay đi làm gì đó một mình. Ấn tượng đó khiến ông từ nhỏ đã sợ và có lúc... ghét cha.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 15
Đếm trên đầu ngón tay, ông Bình chưa được cha chở trên chiếc xe đến 5 lần. Xa cha, không cho gọi bằng cha, ít trò chuyện cùng cha đã làm ông căm ghét cha mình. “Tôi hận cha tôi, nhưng khi hiểu ông rồi, cái hận ấy biến tình phụ tử trong tôi trở nên mãnh liệt. Tôi quyết tâm đi tìm lại lại những gì thuộc về Biệt động Sài Gòn theo di nguyện của cha”, ông Bình tâm sự.

Nhưng chỉ sau khi giải phóng, khi thân phận thực của cha được công khai và tìm hiểu về cuộc đời của biệt động Năm Lai, ông Bình càng khâm phục, kính nể cha mình và các đồng đội.

“Lúc nhỏ, tôi hận cha tôi. Nhưng khi hiểu ông rồi, cái hận ấy biến tình phụ tử trong tôi trở nên mãnh liệt. Tôi quyết tâm đi tìm lại lại những gì thuộc về Biệt động Sài Gòn theo di nguyện của cha!”, ông Bình tâm sự.

Đó là động lực thôi thúc ông Bình cố hết sức làm ăn để mua lại căn nhà cũ có căn hầm bí mật của cha để phục dựng lại. Rồi ông dành hẳn mấy chục năm trời đi tìm kiếm các kỷ vật của cha cũng như các đồng đội biệt động thành năm xưa. Rồi ông cố công tuyên truyền, tìm cơ hội kể lại cho giới trẻ nghe về những câu chuyện khó tin của lực lượng huyền thoại – biệt động thành…

Lúc rảnh rỗi, ông Bình thường xuống bên dưới căn hầm biệt động ngày xưa để hồi tưởng về công việc của cha và cô chú đồng đội. Đến giờ, ông vẫn chưa tin sao cha mình có thể làm được những việc này.

Những căn nhà có hầm bí mật này, đến chính ông Bình và mẹ mình ngày xưa cũng không được biết, mãi đến tận sau này tìm hiểu mới hay.

Đến chiếc xe ô tô hiệu Citroen fourgonnette biển số NCE-345 mà hiện nay ngày nào ông Bình cũng lau chùi, bảo dưỡng thì trước đây, ông chưa từng được cha chở trên chiếc xe này đến 5 lần. Bởi nó chỉ được cha dùng để phục vụ công vụ công việc và chở khí tài ra vô Sài Gòn.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 16
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 17
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 18
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 19
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 20
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 21
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 22
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 23
Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 24

Ông Bình chua chát kể về thời thơ ấu mà ông cho là giàu mà không hạnh phúc: “Con cái đi cửa trước, ổng đi cửa sau. Đi chơi không bao giờ đi chung, ba tui luôn đi sau vợ và con”.

Sau này, ông Bình mới hiểu ra, ba ông làm như thế là bảo vệ sự an toàn cho vợ con và cũng là nguyên tắc làm việc bí mật của tổ chức. Cao hơn nữa, đó chính là sự hy sinh cho sự nghiệp mà cha ông đã chọn.

Người bên kia chiến tuyến cũng kính nể

Theo ông Bình, các công ty du lịch TPHCM từng đặt vấn đề là có nên bán vé khi khách đến tham quan địa điểm di tích này không, nhưng ông Bình từ chối. Vì theo ông, phục hồi các di tích này cũng là làm cách mạng.

Ông nói: “Thời này không chiến tranh, không bom đạn mà không phục vụ người dân miễn phí được thì mình thua các cụ ngày xưa!”.

Khi khách du lịch quốc tế đến đây tham quan, ông đều phục vụ đặc sản, bố trí cho họ nghỉ ngơi và giới thiệu câu chuyện lịch sử của lực lượng Biệt động Sài Gòn với cả một kho hiện vật.

Để phục vụ giới trẻ đến đây tham quan, ông thiết kế một quán cà phê ngay tại di tích này để họ có thể tự phục vụ, tự trải nghiệm, tìm tòi về một quá khứ hào hùng đội quân đặc biệt.

Ông Bình cho biết: “Nhiều cựu binh của quân đội Mỹ đã tìm đến đây tham quam. Họ đã khóc, lặng im vì thấy được sự hy sinh, đoàn kết cũng như biết được nhiều sự thật bị bóp méo”.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 25
Ông Mike Derrick, một cựu binh mỹ từng hỏi cung chiến sĩ biệt động Ba Đen tìm đến căn hầm Biệt động Sài Gòn. “Ông bùi ngùi xúc động khi tìm hiểu về hoạt động lực lượng nội thành. Ông ấy nói, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh là sự thật”, ông Trần Vũ Bình, con trai Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai kể.

Ông Mike Derrick vào 50 năm trước từng trực tiếp hỏi cung chiến sỹ biệt động Ngô Văn Vân (tức Ba Đen), chiến sỹ biệt động duy nhất đánh vào Toà Đại sứ Mỹ trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1969 còn sống. 50 năm sau, ông Mike Derrick về thăm lại Việt Nam và từng đến thăm hầm vũ khí tại di tích 287/70 Nguyễn Đình Chiểu để kết thúc cuốn sách của đời ông. 

“Ông bùi ngùi xúc động khi tìm hiểu về hoạt động lực lượng nội thành. Ông ấy nói, nạn nhân đầu tiên của chiến tranh là sự thật”, ông Trần Vũ Bình kể.

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 26

Không chỉ là cựu binh, mà tất cả khách tham quan khi đến đây, tậm mắt chứng kiến, trò chuyện cùng nhân chứng không khỏi cảm phục và xúc động trước sự mưu trí, hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ Biệt động Thành.

https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-hoi-tuong-xuc-dong-ve-can-ham-bi-mat-cua-biet-dong-sai-gon-20200422154647424.htm

Những hồi tưởng xúc động về căn hầm bí mật của Biệt động Sài Gòn - 27

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 65967158

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July