Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Gìn giữ tiếng Việt từ ý thức mỗi người Việt Nam ở nước ngoài Gìn giữ tiếng Việt từ ý thức mỗi người Việt Nam ở nước ngoài , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sáng 22/8 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm “Trao đổi thực trạng dạy và học Tiếng Việt cho NVNONN và các giải pháp”.

Ông Lương Thanh Nghị phát biểu tại Tọa đàm

Đây là chương trình nằm trong Khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN được tổ chức từ ngày 13/8 – 27/8.

Việc giảng dạy tiếng Việt cho NVNONN còn nhiều khó khăn

Việc dạy và học tiếng Việt từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của các cộng đồng NVNONN. Nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan, việc dạy và học tiếng Việt diễn ra với các mức độ và kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng địa bàn và thuận lợi hơn ở các quốc gia nơi tiếng Việt được công nhận và coi trọng.

Ông Nguyễn Công Hinh phát biểu dẫn đề

Tham gia giảng dạy 4 năm tại hơn 10 trường tiểu học, một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm gia đình tân di dân và 2 trường đại học cộng đồng, cô Đồng Thị Dung (Đài Loan) đã đúc rút ra một số thực tiễn về việc học tiếng Việt tại Đài Loan. Theo cô Dung, việc học tiếng Việt đối với học sinh tiểu học gần như trở thành áp lực vì vậy giáo viên phải lên kế hoạch dạy thế nào để lôi cuốn học sinh ham học hơn cũng như đến đăng kí tham gia học ngày một đông hơn. Đối với học sinh THCS, đây là môn học cộng thêm điểm, nhưng các em lại có rất nhiều môn lựa chọn trong đó có môn Tiếng Việt. Đa phần chỉ là học sinh hiếu kỳ và học thử để biết tiếng Việt như thế nào.

Cô Phạm Thị Trinh trình bày tham luận

Chính phủ Đài Loan quan tâm đến việc dạy và học tiếng mẹ đẻ cho con em thế hệ thứ hai của di dân mới đồng thời khuyến khích cộng đồng học các ngôn ngữ Đông Nam Á. Rất nhiều người vì hiếu kỳ như muốn học và tìm hiểu về văn hóa, con người Việt, đất nước Việt nên tham gia chương trình học, một số vì trong công việc có tiếp xúc với di dân mới, muốn học ngôn ngữ của họ. Một số khác muốn học để đi du lịch Việt Nam, tiện cho việc giao tiếp...

Cô Dung cho biết thêm: Mỗi lớp được mở ra với số lượng học viên khác nhau, lứa tuổi khác nhau, mục đích học tập khác nhau... Nhưng  chủ yếu là khi học xong không được phổ biến sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Có lớp được mở theo chương trình liên tục, nhưng tại các trường học thì các khóa học này dường như chỉ ngắn hạn, kết thúc một học kỳ hoặc một kế hoạch sẽ dừng lại. Một số trường có tổ chức lớp học dài hạn thì kết quả học tập tốt hơn rất nhiều nhưng số học sinh tham gia với số lượng vẫn chưa cao, có nhiều học sinh đưa ra câu hỏi như với nội dung "học tiếng Việt để làm gì?! học tiếng Anh mới có tương lai "....

Về việc dạy tiếng Việt cho các em tại Malaysia, cô Phạm Thị Trinh chia sẻ: Lớp tiếng Việt tại Kuala Lumpur khai giảng ngày 16/10/ 2016, bắt đầu từ ý tưởng và sự nhiệt tình gây dựng từ đầu năm 2015 của một số thành viên câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia. Hiện nay có hơn 25 em học sinh tham dự lớp học, được chia làm 2 nhóm: nhóm lớp 1 dạy các em chữ cái và ghép vần, nhóm lớp 2 luyện kĩ năng hiểu, đọc, viết văn bản. Mặc dù còn non trẻ nhưng lớp đã và đang hoạt động đều đặn hàng tuần, thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức vì những hoạt động này rất có ý nghĩa đối với cộng đồng người Việt sinh sống tại Malaysia. Lớp có sự tham gia của 2 cô giáo đã tốt nghiệp chuyên ngành ngữ văn và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường trung học uy tín ở thành phố Hồ Chí Minh.

Quang cảnh Tọa đàm

Cũng như ở các địa bàn khác, cô Trinh cho biết những khó khăn mà lớp học còn gặp phải như: Địa điểm học là phòng khách của gia đình một cô trợ giảng trong nhóm cho mượn; Kinh phí hoạt động hầu như không có nên chưa đủ để tạo một môi trường dạy, học chuyên nghiệp, lâu dài; Các giáo viên và trợ giảng đều hoạt động trên tinh thần tự nguyện, đồ dùng dạy học tự đóng góp; Các gia đình ở rải rác trên nhiều địa bàn, có học sinh phải di chuyển 20 km, có cô trợ giảng ở thành phố khác, phải chạy xe 35 km mới đến nơi dạy…

Thụy Sỹ là một đất nước tập trung rất ít cộng đồng người Việt Nam sinh sống và học tập, theo cô Vũ Thị Hải Hà, việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá Việt Nam nói chung và việc dạy và học tiếng Việt nói riêng cho cộng đồng người Việt ở Thụy sỹ còn hạn chế. Thứ nhất, số lượng học sinh quá ít, độ chênh lệch tuổi quá lớn. Thứ hai, lớp học chưa có tài liệu phù hợp. Hiện tại các giáo viên phải tự nghiên cứu và soạn giáo án, sáng tạo sao cho phù hợp với sự nhận biết tiếp thu của học sinh ở Thụy sỹ. Thứ ba, các em dành ít thời gian để học Tiếng Việt. Chương trình giáo dục phổ thông của Thụy Sỹ bắt đầu từ lớp mẫu giáo, các bé từ độ tuổi 5 - 7 tuổi trở lên sẽ đi học mẫu giáo hàng ngày, cuối tuần còn có thể đi học thêm các môn ngoại khoá như âm nhạc, thể thao. Thứ tư, việc giảng dạy Tiếng Việt cho con em kiều bào Việt Nam tại Thuỵ Sỹ hiện nay là công việc tình nguyện vì cộng đồng. Ngày thường các cô vẫn phải hoàn thành tốt các công việc của mình. Vì vậy việc dành thời gian để chuẩn bị giáo án, lên giáo trình và dành thời gian cho buổi dạy, di chuyển đến chỗ dạy cũng là một sự đóng góp rất lớn của các giáo viên cho cộng đồng. Thứ năm, hiện tại, giáo viên và học sinh tại thành phố Zurich rất thiếu thốn về giáo trình, dụng cụ dạy và học nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chương trình giảng dạy nói chung.

Nỗ lực gìn giữ tiếng Việt

Việc gìn giữ tiếng Việt ở nhiều nước là sự nỗ lực không ngừng của các cô giáo tình nguyện, tràn đầy nhiệt huyết và sự ủng hộ tích cực của các phụ huynh học sinh.

Cô Nguyễn Thị Sông Hương (Pháp) bày tỏ việc học tiếng Việt, trước tiên là nghe và nói, cần phải có chỗ đứng trong sinh hoạt hàng ngày của đứa trẻ trong gia đình. Chỉ có sự kiên trì của bố mẹ mới duy trì được cho con thói quen dùng tiếng Việt. Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở Pháp, phần lớn thời gian là nói tiếng Pháp, chỉ có rất ít thời gian sau giờ học, vào ngày nghỉ cuối tuần hay nghỉ hè là có thể nói chuyện với bố mẹ, hay bố hoặc mẹ, với anh chị em bằng tiếng Việt. Thông thường các cháu có thói quen là với đối tượng nào thì nói tiếng đó. Tuy nhiên trong gia đình có anh chị em cùng học tiếng Việt nhưng bọn trẻ lại không nói với nhau bằng tiếng Việt. Vậy phải làm sao để hình thành thói quen nói tiếng Việt trong nhà ngay từ nhỏ để đứa trẻ không cảm thấy tiếng Việt không phải như một ngoại ngữ mà như tiếng mẹ đẻ, để có thể hình thành phản xạ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên, chứ không phải là nghĩ trước bằng tiếng Pháp rồi dịch ra tiếng Việt. Các cháu cũng có thói quen pha trộn tiếng Việt và tiếng Pháp. Nếu bố mẹ không uốn nắn, dần dần vốn tiếng Việt của các cháu sẽ giảm đi, và đến một lúc nào đó các cháu sẽ chuyển sang nói tiếng Pháp hoàn toàn.

Cô Đồng Thị Dung chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân: “tôi luôn không ngừng học hỏi qua bạn bè, đồng nghiệp cũng như nghiên cứu từ sách vở, trang mạng... và điều đặc biệt hơn cả là tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để về Việt Nam tham gia những lớp học về sư phạm do một số trường đại học có danh tiếng của Việt Nam tổ chức cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước”.

Cô Dung cũng mạnh dạn đưa ra đề xuất cho việc dạy tiếng Việt tại Đài Loan như: Giáo viên giảng dạy cần được tham gia nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu hơn nữa; Sách biên soạn cần được chú thích cách dùng từ của hai miền (đại diện Bắc, Nam) và có sách dành riêng cho giáo viên; Có những chính sách chung và cụ thể hơn nữa để giáo viên dạy môn Tiếng Việt có một hướng đi mạnh mẽ hơn mang lại những kết quả tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn….

Sự quan tâm lớn đối với việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN

Ông Nguyễn Công Hinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết: Chính phủ đã phê duyệt 3 đề án để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc dạy tiếng Việt NVNONN. Năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt dự án và chúng ta đã có bộ sách Tiếng Việt vui và Quê Việt, xây dựng một số chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình. Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án Dạy tiếng Việt online và sẽ xây dựng một cổng thông tin để giúp người Việt Nam học tiếng Việt trực tuyến, tạo công cụ để bà con có thể học tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi.

Ông Nguyễn Công Hinh cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, Bộ GD& ĐT dự kiến sẽ tổ chức một cuộc thi viết sách giáo khoa trên toàn thế giới. Các thầy cô giáo có thể viết những bộ sách phù hợp với địa bàn mình đang giảng dạy. Những bộ sách đạt giải sẽ được công khai và sử dụng miễn phí.

Về phía Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lương Thanh Nghị nêu rõ về các chương trình, hoạt động mà thời gian qua cũng như sắp tới Ủy ban cùng các cơ quan khác thực hiện để hỗ trợ cộng đồng NVNONN trong dạy và học tiếng Việt như: Các công tác vận động, tuyên truyền; tổ chức các chương trình trại hè Việt Nam trau dồi tiếng Việt cho con em kiều bào; hỗ trợ sách giáo khoa, giáo viên dạy tiếng Việt; vận động chính quyền các nước sở tại hỗ trợ các cơ sở dạy tiếng Việt của kiều bào và từng bước đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục của nước bạn…

Đối với một số địa bàn khó khăn đặc biệt như Campuchia, Lào, Ủy ban đã trực tiếp hỗ trợ cũng như vận động các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ kinh phí xây dựng hoặc  sửa chữa cải tạo các điểm trường, lớp học tiếng Việt cho cộng đồng.

Trong năm 2015 và 2016, Ủy ban đã cấp khoảng 2.000 bộ sách học sinh, 1.000 đầu sách lẻ và 30 bộ sách giáo viên lớp 1 cho địa bàn Campuchia; 20 bộ sách tiếng Việt vui và Quê Việt cho Đài Loan…Ngoài ra còn cung cấp sách giáo khoa cho các địa bàn Séc, Ucraina, Úc, Đức, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Phần Lan, Thái Lan, New Caledonia, Hoa Kỳ, Maroc, Senegal, Bờ Biển Ngà…

Tuy xuất phát điểm khác nhau, ra đi và định cư ở nước ngoài vì những lý do khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay khác nhau, thậm chí trong cộng đồng còn tồn tại một số khác biệt về mặt này mặt khác, nhưng bà con kiều bào ta vẫn mong muốn và nỗ lực gìn giữ ngôn ngữ dân tộc. Đây là nguyện vọng chính đáng cần được hỗ trợ. Đó cũng là quan tâm của Chính phủ Việt Nam và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, làm sao để có thể đẩy mạnh hơn nữa và nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động gìn giữ và duy trì tiếng Việt trong cộng đồng 4,5 triệu NVNONN. Và một trong những điều quan trọng là việc gìn giữ tiếng Việt hiệu quả hay không chính từ ý thức mỗi NVNONN.

Thủy Nguyên

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/nguoi-viet-o-nuoc-ngoai/gin-giu-tieng-viet-tu-y-thuc-moi-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-20170822172731955.htm



  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 60223125

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July