Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông , Người xứ Nghệ Kiev
 

(GDVN) - Philippines nên tham vấn Việt Nam về cơ chế quản lý tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là sử dụng các đường dây nóng để ngăn chặn leo thang.

Hợp tác Philippines - Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp Biển Đông. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Mico A Galang từ Đại học Quốc phòng quốc gia Philippines trên East Asia Forum ngày 13/8. [1]

Quan hệ hợp tác Philippines - Việt Nam ngày càng chặt chẽ bởi Trung Quốc phiêu lưu, bành trướng Biển Đông

Nhà nghiên cứu Mico A Galang nhận xét:

"Trong những năm gần đây, hai nước Đông Nam Á này có quan hệ gần gũi hơn chủ yếu là do sự leo thang ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Lo ngại trước những nỗ lực của Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp, Manila và Hà Nội theo đuổi nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh. Điển hình là việc hai nước ký tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (JSESP) ngày 17/11/2015.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nhân dịp tham dự Hội nghị AMM 49. Ảnh: Phạm Kiên / TTXVN

Mặc dù bao gồm các lĩnh vực hợp tác khác nhau, JSESP có trọng tâm đặc biệt là về quốc phòng và an ninh. Hai nước đối tác chiến lược muốn thúc đẩy một khu vực hòa bình và ổn định, trong bối cảnh phát triển của cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Sau phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông, Việt Nam đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết, trong đó Hà Nội cũng đã sớm xem xét đặt nền móng cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam cũng đã khẳng định rằng, họ đang xem xét một hành động pháp lý tương tự chống lại (yêu sách phi lý, hành vi phạm pháp của) Trung Quốc.

Mặc dù phán quyết trọng tài là chung thẩm và có tính ràng buộc, sự thật là nó không thể được thi hành (chừng nào Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách "3 Không"). 

Vì vậy để đạt được mục tiêu xây dựng quan hệ láng giềng tốt, hòa bình an ninh ở Biển Đông, bây giờ Philippines cần xác định lại một cách thận trọng quan hệ với Trung Quốc cũng như các đồng minh và đối tác, bao gồm Việt Nam.

Cho dù có kế hoạch đàm phán với Bắc Kinh, Manila cũng phải đảm bảo rằng, quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội được duy trì vì lợi ích chiến lược chung của hai bên. Về vấn đề này, JSESP có thể đóng vai trò giảm căng thẳng trên vùng biển tranh chấp."

Philippines có thể tìm hiểu kinh nghiệm đối thoại với Trung Quốc từ Việt Nam

Theo Mico A Galang: "JSESP được xây dựng dựa trên thỏa thuận song phương hiện tại giữa Philippines và Việt Nam. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi kinh nghiệm trong các chuyến thăm viếng lẫn nhau theo thỏa thuận quốc phòng giữa hai nước.

Hà Nội có thể chia sẻ cho Manila các chi tiết của cơ chế quản lý tranh chấp với Bắc Kinh.

Khi Nội các Tổng thống Rodrigo Duterte có kế hoạch đàm phán với Trung Quốc, các quan chức Philippines nên tham vấn Việt Nam về cơ chế quản lý tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là sử dụng các đường dây nóng để ngăn chặn leo thang.

Mặc dù các đường dây nóng vẫn có những hạn chế như đã thấy trong vụ Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) năm 2014, nhưng những đường dây nóng này vẫn luôn được mở để sửa chữa mối quan hệ, có kênh đàm phán trong thời gian khủng hoảng.

Những cơ chế này cũng có thể giúp đỡ trong việc giảm thiểu tác động lan tỏa từ tranh chấp Biển Đông sang các vấn đề khác, lĩnh vực khác của quan hệ Trung - Phi.

Năm 2017 Philippines sẽ đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN. Với sự hỗ trợ của Việt Nam, Philippines có thể đề xuất thiết lập đường dây nóng trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, các tương tác trực tiếp giữa lực lượng hải quân ASEAN.

Hà Nội và Manila cũng có thể hợp tác trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của Cảnh sát biển hai nước.

Mặc dù mềm mỏng với Bắc Kinh, nhưng Hà Nội vẫn thừa nhận rằng một sự cân bằng quyền lực với Trung Quốc cần phải dựa vào năng lực phòng thủ của Việt Nam và những nước chủ chốt trong khu vực. Nó sẽ góp phần vào sự ổn định của Biển Đông.

Mặc dù có yêu sách chồng lấn ở Biển Đông, nhưng sự khác biệt đó không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước trong tương lai gần, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines có thể đóng vai trò nhất định trong quản lý tranh chấp."

Đoàn kết và đối thoại, giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế là lựa chọn chung của Philippines và Việt Nam

Cá nhân người viết đồng ý với nhận định của nhà nghiên cứu Mico A Galang rằng, hợp tác giữa Philippines và Việt Nam có thể giúp quản lý tranh chấp ở Biển Đông. Những yêu sách chồng lấn giữa 2 nước ở Biển Đông không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ song phương.

Cơ hội và thách thức đối với Philippines hậu Phán quyết Trọng tài

(GDVN) - Không dựa vào ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc chưa chắc đã phải là lựa chọn thiếu khôn ngoan, ngược lại nó là một thực tế cần tính đến.

Đặc biệt người viết đánh giá cao lập trường coi trọng đối thoại, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà nhà nghiên cứu Philippines đề xuất.

Do đó, việc Tổng thống Rodrigo Duterte tìm cách đối thoại với Trung Quốc thiết nghĩ là một lựa chọn sáng suốt và cần thiết.

Đàm phán song phương với Trung Quốc không có nghĩa là nhân nhượng vô nguyên tắc hay "lép vế" trước Bắc Kinh, mà chỉ đơn giản là tìm cửa ngõ để đối thoại. Bởi những vấn đề có thể đưa ra đàm phán song phương chắc chắn là những tranh chấp song phương chứ không thể là tranh chấp đa phương.

Với thái độ "3 Không" chống phán quyết trọng tài hiện nay từ phía Trung Quốc, có thể thấy rất nhiều khó khăn đang chờ đợi Philippines, cần rất nhiều nỗ lực cũng như thiện chí của Manila để tìm ra "khe hẹp" đàm phán mà vẫn giữ thể diện cho Trung Quốc.

Theo The Straits Times ngày 14/8, trong chuyến đi Hồng Kông làm nhiệm vụ "phá băng" quan hệ với Trung Quốc tuần này của cựu Tổng thống Fidel Ramos, Manila đề xuất cách tiếp cận song song. 

Đó là trong lúc hai nước thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực, thì riêng các vấn đề gây tranh cãi như tranh chấp lãnh thổ cũng sẽ được "xử lý riêng", trước mắt là thông qua đối thoại giữa các tổ chức nghiên cứu, phi chính thức giữa hai nước.

Như thế sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho các cuộc đàm phán chính thức, trong khi có một nhóm khác đang làm việc này. Tuy nhiên đại diện phía Trung Quốc, bà Phó Oánh - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chỉ "ghi nhận" đề xuất này và về báo cáo lại Trung Nam Hải. [2]

Trong khi đó theo người viết, cho dù phán quyết trọng tài không thể thực thi ngay lập tức, nhưng không có nghĩa là nó không có cơ hội thực thi trong tương lai.

Rõ ràng lúc này không sức mạnh nào ép được Trung Quốc "khoanh tay xin lỗi", cho dù uy tín và danh dự của họ đã bị tổn hại nghiêm trọng sau phán quyết.

Nhưng trong tương lai vẫn có thể có cơ hội thực thi một phần hoặc toàn bộ phán quyết theo nhiều cách khác nhau, ít nhất là từ phía các bên yêu sách khác ở Biển Đông và dư luận quốc tế.

Nói như ông Masato Ohtaka, Phó Thư ký báo chí Nội các Nhật Bản được The Jakarta trích dẫn hôm 13/8, các nước trên thế giới cần tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện phán quyết bất luận mất bao lâu đi nữa. [3]

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.eastasiaforum.org/2016/08/13/philippines-vietnam-partnership-can-help-manage-south-china-sea-dispute/

[2]http://www.straitstimes.com/asia/two-track-talks-for-philippines-and-china

[3]http://www.thejakartapost.com/news/2016/08/13/japan-urges-international-community-to-continue-its-support-of-un-ruling.html

Hồng Thủy
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hop-tac-Philippines--Viet-Nam-co-the-giup-quan-ly-tranh-chap-Bien-Dong-post170132.gd

  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60394013

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July