Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Video PHỎNG VẤN CÁC THẦY CÔ GIÁO TỔ BỘ MÔN TIẾNG VIỆT – Trường ĐHTH Shevchenko Kiev nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Video PHỎNG VẤN CÁC THẦY CÔ GIÁO TỔ BỘ MÔN TIẾNG VIỆT – Trường ĐHTH Shevchenko Kiev nhân ngày Nhà giáo Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại trường đại học Tổng hợp Shevchenko – Đại học Quốc gia Kiev, báo Người xứ Nghệ Kiev đã tới thăm và chúc mừng các thầy cô. Thay mặt báo, Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý đã thực hiện cuộc phỏng vấn rất bất ngờ nhưng vô cùng chi tiết đối với các thầy cô tổ bộ môn tiếng Việt – Trung tâm Việt Nam học. Xin trân trọng giới thiệu toàn bộ cuộc phỏng vấn này:

 photo DSCN9809_zpshz5zfomb.jpg

    Báo Người xứ Nghệ Kiev chúc mừng thầy cô tổ bộ môn tiếng Việt

 

                                  nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

*Phỏng vấn Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk


 photo LYacute VICH_zpsvlfeo9bd.jpg


 

Cô Victoria Musiychuk - Tiến sĩ Ngữ văn - Nhà Việt Nam học hàng đầu của Ukraina

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Xin chào cô Victoria!

Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk:

Chào Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Thưa cô Victoria! Cô dịch tiếng Việt rất nhanh, rất lưu loát. Động lực nào đã thúc đẩy cô học và nói tiếng Việt giỏi như vậy?

Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk: Trong ngày Nhà giáo này tôi lại nhớ đến thầy cô ở Việt Nam – những người đã dìu dắt tôi khi tôi học  ở trường Đại học KHXH &NV. Tôi học cả 2 trường Taras Shevchenko và Đại học Tổng hợp ở Hà Nội Việt Nam. Tôi muốn bày tỏ lòng cám ơn tới các thầy cô cả ở Ukraina và Việt Nam. Các thầy cô hai bên đều dạy dỗ chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi nên người và trở thành những chuyên gia về tiếng Việt.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Vâng, thật là tuyệt vời. Chúng tôi rất vui mừng khi được biết sự hợp tác giáo dục Việt Nam – Ukraina ngày càng phát triển. Trung tâm Việt Nam học đã được mở ra và sẽ đưa bản sắc Văn hóa Việt Nam và Ukraina hòa quyện trong tinh thần Quốc tế. Là người làm việc tại Trung tâm, cô có những mong muốn, những đề đạt gì?

Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk: Tôi mong muốn các em sinh viên sẽ tiếp tục nối con đường mà tôi đang đi đó là học và dạy tiếng Việt để có những người kế tiếp, thay thế tôi trong tương lai. Và phát triển quan hệ Việt Nam – Ukraina lên tầm cao hơn. Mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyên gia về tiếng Việt, nhiều nhà Việt Nam học ở Ukraina và ở Việt Nam cũng có các chuyên gia, các nhà Ukraina học

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Cám ơn cô. Là Nhà Việt Nam học đầu tiên, một người nói tiếng Việt rất giỏi, hiểu rõ văn hóa Việt Nam, đã từng sang học ở Việt Nam. Vậy những năm học ở Việt Nam cô có ấn tượng gì nhất về đất nước con người, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán? Những di tích lịch sử?..

Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk: Ấn tượng rất nhiều vì tôi có nhiều năm ở Việt Nam. Việt Nam là quê hương thứ Hai của tôi. Nói về cái gì thì cũng nhớ: nói về Việt Nam thì nhớ, nói về con người Việt Nam cũng nhớ. Nói về âm nhạc, hội họa, kiến trúc tôi đều thích cả. Mặc dù tôi cho rằng mình là một người yêu nước Ukraina nhưng những năm ở Việt Nam tôi cũng rất yêu thích đất nước và con người Việt Nam.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Thời gian ở Việt Nam chắc cô ở Hà Nội lâu nhất. Vậy cô thấy nơi nào đẹp nhất và yêu thích nhất ở Hà Nội?

Tiến sĩ ngữ văn – Nhà Việt Nam học Victoria Musiychuk: Hà Nội có nhiều nơi đẹp và tôi đều thích. Nhưng tôi thấy bây giờ Hà Nội phát triển nhiều. Mấy năm trước tôi đã sang Việt Nam so với thời tôi học, Hà Nội phát triển quá nhanh, nhiều nơi tôi không nhận ra. Kể cả các ký túc xá cũng thay đổi rất nhiều: hiện đại hơn, đẹp hơn. Vì vậy tôi chỉ có thể nói về Hà Nội ngày xưa – của những năm 90. Tôi thích nhất các hồ. Tôi thấy Hà Nội có nhiều hồ đẹp, tạo cho thành phố cảnh quan thiên nhiên: Thủ đô hiện đại, nhiều nhà cao tầng, giao thông tấp nập và chỉ có vài cây số đến Bờ Hồ đã thấy lòng mình yên tĩnh.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Cám ơn cô rất nhiều về những tình cảm cô đã dành cho tiếng Việt, dành cho đất nước và con người Việt Nam và nhất là Thủ đô Hà Nội. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, thay mặt báo người xứ Nghệ Kiev, kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, có nhiều thành công mới trong việc nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt và đào tạo thêm nhiều thế hệ sinh viên góp sức cùng cô phát triển ngôn ngữ Việt Nam trên đất nước Ukraina. Cảm ơn cô đã trả lời phỏng vấn!

*Phỏng vấn cô giáo Hà Thị Vân Anh:


 photo LYacute VA_zps8h1eel8z.jpg

 

 

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Xin chào cô Vân Anh

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Chào Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý

Hôm nay rất vui khi chúng tôi được tham dự ngày vui của các thầy cô. Được biết rằng đây là lần đầu tiên ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại trường ĐHTH Shevchenko Kiev. Xin phép được biết tâm trạng của cô hiện nay?

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Cám ơn Nhà thơ về câu hỏi! Hôm nay là ngày mà mình rất vui và hạnh phúc khi được đứng ra cùng với toàn thể giáo viên tổ bộ môn tiếng Việt tổ chức một buổi lễ gọi là ra mắt bộ môn này. Mình vô cùng cảm động khi các vị khách quý đã đến tham dự và cùng chung vui với trường. Mặc dù khoa tiếng Việt chưa có mà mới chỉ là tổ bộ môn tiếng Việt nằm trong khoa tiếng Trung Quốc Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng trong giai đoạn gần đây tiếng Việt đã được nâng lên một tầm cao mới: đã có các em sinh viên năm thứ Tư chuẩn bị tốt nghiệp. Điều này thôi thúc tổ bộ môn tiếng Việt tổ chức một buổi lễ nho nhỏ để các em hiểu biết rằng đây là một nét văn hóa đẹp của Việt Nam đó là tri ân thầy cô.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Cô có thể cho biết trước đây cô đã dạy ở trường nào?

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Trước mình dạy ở trường Đại học Ngôn ngữ phương Đông 5-6 năm sau đó chuyển về dạy tại đây. Mình và cô Victoria Musiychuk – tiến sĩ Ngữ văn, Nhà việt Nam học là những người đầu tiên gây dựng bộ môn tiếng Việt.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Trong quá trình dạy các em sinh viên Ukraina với cô chắc là gặp rất nhiều khó khăn vì theo chúng tôi được biết: “Từ điển” U-Việt chưa có, giáo trình giảng dạy đều rất thiếu thốn. Vậy cô đã có biện pháp nào để khắc phục những khó khăn đó?

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Đúng, vấn đề về sách vở của các em thì trong giai đoạn này thực ra rất là thiếu vì ở đây ngôn ngữ tiếng U là tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó giáo viên lại thông qua tiếng Nga để giảng dạy do đó có nhiều cản trở vì nhiều em ở vùng miền khác nhau: các em ở quê miền Tây nói tiếng U, các em quê miền Đông nói tiếng Nga. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất là chưa có “Từ điển”. Cô Victoria đang trong quá trình thai nghén “Từ điển”, nhưng do bận rộn với công việc nên kế hoạch chưa được thực hiện. Chúng tôi cũng mong rằng sau này sẽ có những người có tâm huyết, có tấm lòng đối với Ukraina và Việt Nam để xây dựng một bộ “Từ điển” phù hợp. Hiện nay, sách học đều do giáo viên tự viết thành hệ thống, dịch những bài từ tiếng U, tiếng Nga để làm tư liệu giảng dạy cho các em. Hàng năm, chúng tôi cũng mang sách vở từ Việt Nam sang để giúp các em mở rộng kiến thức.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Theo như chúng tôi được biết, tổ bộ môn tiếng Việt xuất phát từ ý tưởng của trường Đại học Tổng hợp Shevchenko. Là giáo viên được mời trực về tiếp giảng dạy, cô có tâm trạng như thế nào khi Biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa hai Nhà nước được thực hiện?

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Cũng rất vui là năm 2012 giữa hai Nhà nước đã ký Biên bản ghi nhớ về giáo dục. Trên cơ sở đó, trường Đại học Taras Shevchenko đã hình thành một sự trao đổi giáo dục. Trong quá trình đó, nhà trường đã đưa các em sang Việt Nam thực tập tiếng, để gây dựng nòng cốt. Chúng tôi rất vui mừng phải nói là thật sự vui mừng. Nhưng bên cạnh đó là băn khoăn khi mà tổ bộ môn và bây giờ đã có thêm Trung tâm Việt Nam học được thành lập nhưng con em cộng đồng mình lại chưa có điều kiện để phát triển chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Vâng, đó là một vấn đề rất nan giải khi mà bản thân người Việt Nam lại không được học tiếng Việt trong khi đó người Ukraina được học và nghiên cứu tiếng Việt. Vậy trong quá trình làm việc với các em sinh viên người Ukraina cô đã có lần nào trực tiếp đưa các em về nước tham gia thực tập, học hỏi ở Việt Nam và đã dìu dắt các em hiểu về văn hóa, phong tục tập quán, bản sắc của người Việt Nam như thế nào?

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Mình chưa trực tiếp đưa các em về thực tập nhưng hàng năm mình vẫn về gặp các thầy cô giáo ở nhà để trao đổi, hỏi han về tình hình học tập cũng như cuộc sống của các em như thế nào? Trực tiếp gặp các em tìm hiểu tâm trạng, cảm xúc của các em đối với đất nước và con người Việt Nam. Qua đó, mình hiểu rằng, tuy các em là người Ukraina nhưng tâm hồn các em đã dần dần hướng về tiếng Việt về nước Việt Nam nhiều hơn.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Qua buổi kỷ niệm hôm nay chúng tôi thấy các em có sự giao lưu với nền văn hóa Việt Nam đó là: đã biết hát những bài hát bằng tiếng Việt, mặc áo dài, đội nón trắng, biễu diễn văn nghệ với phong cách của người Việt Nam - đó là cả một sự cố gắng rất lớn của các thầy cô và các em sinh viên. Có thể nói rằng Tiến sĩ Victoria Musiychuk, cô Hà Thị Vân Anh và các thầy cô giáo khác là những người gieo mầm tiếng Việt cho sinh viên Ukraina. Chúng tôi hy vọng rằng những thành quả của ngày hôm nay được tiếp tục nhân lên và sự phát triển văn hóa, sự giao lưu giữa hai dân tộc, hai nền giáo dục sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Kính chúc các thầy cô một ngày Lễ thật vui, thêm nhiều sức khỏe, nhiều thành công trong sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và hợp tác giáo dục Việt Nam – Ukraina nói riêng.

Cô giáo Hà Thị Vân Anh: Cám ơn Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý đã tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội bày tỏ những tình cảm của mình nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Chúng tôi mong muốn không chỉ riêng chị mà nhiều người khác nữa yêu tiếng Việt, yêu quê hương của mình luôn luôn hành động hỗ trợ cho Trung tâm Việt Nam học ngày càng phát triển. Và để thắt chặt mối quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam – Ukraina.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Cám ơn cô đã trả lời phỏng vấn!

*Phỏng vấn Nhà văn – dịch giả Vũ Tuấn Hoàng


 photo LYacute V_zps4tot1jh4.jpg

 

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Xin chào anh Vũ Tuấn Hoàng. Được biết anh là một Nhà văn – dịch giả của Trung tâm Việt Nam học Kiev – Ukraina. Trong quá trình hợp tác phát triển giáo dục Việt Nam – Ukraina, Trung tâm Việt Nam học đã được thành lập – đó là một nét mới, một niềm vui rất lớn đến với người Việt Nam và đánh dấu sự phát triển nâng tầm quan hệ giáo dục Việt Nam – Ukraina. Vậy anh có thể cho biết đôi nét về Trung tâm Việt Nam học?

Nhà văn – dịch giả Vũ Tuấn Hoàng: Trung tâm Việt Nam học mới được thành lập nhưng ngay từ đầu phương hướng của Trung tâm là: thông qua việc giảng dạy tiếng Việt và văn học Việt nam nhằm góp phần vào việc phát triển và củng cố mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Ukraina. Với tư cách là một người viết, một người làm công việc dịch văn học, tôi có đưa ra hai mục tiêu: Thứ nhất là giới thiệu cho độc giả Việt Nam những sáng tác của Đại thi hào người Ukraina là Taras Shevchenko. Tôi được biết ở Việt Nam cũng đã có dịch những tác phẩm thơ nhưng chưa nhiều, chưa đủ. Và thi hào Taras Shevchenko còn là một nhà văn. Ông để lại hơn 20 tác phẩm văn xuôi – hơn 20 truyện ngắn, truyện vừa. Đó là một di sản vô cùng quý báu mà tôi cùng một số sinh viên muốn chuyển ngữ sang tiếng Việt để độc giả Việt Nam được thưởng thức các tác phẩm của một nhà văn, một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà hoạt động chính trị kiệt xuất của đất nước Ukraina. Dự án thứ hai mà chúng tôi – các thầy cô giáo và sinh viên ấp ủ đó là: chuyển dịch một số truyện ngắn  xuất sắc của văn học Việt Nam sang tiếng Ukraina và tiếng Nga. Tôi nghĩ, đưa văn học Việt Nam ra nước ngoài là một niềm mơ ước của rất nhiều nhà văn Việt Nam. Mơ ước là thế nhưng để thực hiện được không phải dễ dàng. Bởi vì Văn học Việt Nam là một nền văn học còn non trẻ, còn yếu so với các nền văn học lớn trên thế giới như Nga, Pháp, Anh, Mỹ... Việc độc giả nước ngoài tìm đến, đọc văn học Việt Nam là rất khó. Nhưng không có nghĩa là không làm nổi.  Đưa văn học Việt Nam đến với độc giả nước ngoài phải được xem là một nghĩa vụ, một sứ mệnh. Việc này chỉ có thể làm được với sự cộng tác của các em sinh viên năm cuối của trường vì các em đã có vốn tiếng Việt khá tốt, có thể đọc và hiểu các tác phẩm bằng tiếng Việt. Đây là một kế hoạch dài hạn, dịch đến đâu sẽ cho xuất bản đến đó, theo tập. Đó chính là 2 công trình mà Trung tâm Việt Nam học muốn làm, sẽ làm và quyết tâm làm. Chúng tôi muốn làm hai dự án sách này theo kiểu "sách song ngữ" để làm giáo trình học tiếng cho các em học sinh và sinh viên tham khảo, tự học nâng cao trình độ ngôn ngữ Việt-Ukraine-Nga của mình.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Đó là cả một quá trình. Tất cả đều ở phía trước, đều trông chờ vào các thầy cô và các em sinh viên. Vậy anh có những đề đạt, những nguyện vọng gì?

Nhà văn – dịch giả Vũ Tuấn Hoàng: Sáng tác, dịch thuật là vấn đề rất riêng tư của nhà văn, của dịch giả. Trước tiên đó là kỷ luật và mệnh lệnh đối với ngay chính bản thân mình: mỗi ngày dành 1-2 tiếng để làm công việc mà mình quyết tâm làm. Kiên trì mỗi ngày làm một ít, dù chỉ dịch dăm ba dòng, nhưng không được phép lười. Và điều thứ hai là phải luôn luôn rèn luyện nâng cao trình độ - kỹ năng dịch, kỹ năng viết...

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Vấn đề hợp tác giáo dục, dịch thuật rất mới và Trung tâm Việt Nam học cũng vừa được thành lập. Các thầy cô, các em sinh viên là những người đặt nền móng, những viên gạch đầu tiên. Theo anh, những gì khó khăn nhất trong việc phát triển Trung tâm Việt Nam học?

Nhà văn – dịch giả Vũ Tuấn Hoàng: Khó khăn nhất theo tôi đó là cái quyết tâm của những người tham gia. Phải có quyết tâm – và có… “ông Trời” phù hộ. Điều thứ ba là vấn đề tài chính. Nếu được sự giúp đỡ của các tổ chức hay cá nhân thì việc in ấn, xuất bản các ấn phẩm sẽ sớm đến được tay độc giả của hai nước hơn.

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý: Có thể nói đây là một công trình thế kỷ. Mọi thứ đều mới bắt đầu, và rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chúng tôi cũng là những người rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, giới thiệu bản sắc văn hóa người Việt đến với nhân dân Ukraina. Và các thầy cô là những người truyền bá, nối nhịp cầu văn hóa hữu nghị Việt Nam – Ukraina. Chúng tôi rất vui mừng được gặp gỡ các thầy cô Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công, luôn là những người xứng đáng với chữ tâm của người thầy. Cám ơn anh đã trả lời phỏng vấn!

 *********************

Quay Video và đăng tải  HỒ SỸ TRÚC

 


  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60335641

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July