Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Hoàn tất đàm phán TPP: Vỡ òa niềm vui, nhưng chông gai cũng bắt đầu Hoàn tất đàm phán TPP: Vỡ òa niềm vui, nhưng chông gai cũng bắt đầu , Người xứ Nghệ Kiev
 


VOV.VN -Đàm phán TPP vừa kết thúc. Với Việt Nam, niềm vui vỡ òa nhưng từ đây một chặng đường chông gai cũng sẽ bắt đầu…

Vậy là sau 5 năm đàm phán cam go, cuối cùng thì 12 quốc gia tham Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đã ngã ngũ cho một tương lai mới không chỉ của 12 quốc gia trực tiếp trong TPP. Sau khi TPP sẽ chính thức được ký kết, những “luật chơi” được các bên cam kết trong Hiệp định này không chỉ mở đường cho khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới mà còn là vạch dẫn đường cho một hành trình lan tỏa TPP tới dòng chảy thương mại, đầu tư toàn cầu. Việt Nam ta cũng đang vỡ òa niềm vui chung với thành quả đàm phán. Nhưng từ đây, chông gai cũng sẽ bắt đầu…

Vỡ òa niềm vui…

Tất nhiên là vui rồi. Bởi hành trình suốt chặng đường 5 năm gian khó, trực tiếp và trước hết thuộc về các nhà đàm phán của nước ta, rồi rộng hơn là sự nỗ lực đầu tư cả về trí tuệ, tinh thần, vật chất… không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị với một quyết tâm tầm chiến lược mang tên “Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế”, trong đó TPP chỉ là một điểm nhấn. Song, điểm nhấn này rất quan trọng. Vì rằng, TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.

hoan tat dam phan tpp: vo oa niem vui, nhung chong gai cung bat dau hinh 0
12 quốc gia tham gia TPP. Đàm phán TPP bắt đầu từ năm 2010, với mục tiêu giảm rào cản thương mại và thiết lập những tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm trong khối. 

Những con số này quả là ấn tượng cho một tương lai kinh tế 12 quốc gia trong TPP nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Vui hơn là nhiều nghiên cứu dự báo rằng, dù với kịch bản nào xảy ra đi nữa, thì Việt Nam cũng là quốc gia nhận được nhiều lợi thế nhất khi TPP được ký kết. Một trong những dự báo có chất khoa học chuyên sâu gây được nhiều ý là “Đánh giá tác động của TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới công bố. Trong đó, VEPR chỉ ra rằng: Khi TPP được ký kết, đối với toàn bộ nền kinh tế, trong hầu hết các kịch bản mô phỏng, Việt Nam là nước có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo %.

 

Hơn thế, có lẽ điều mà mọi công dân đều kỳ vọng ở lợi ích mà các “cuộc chơi” của Việt Nam với thế giới thông qua các hiệp định mang lại chính là việc phải gia tăng phúc lợi kinh tế cho quốc gia, kết quả gia tăng đó không ai khác phải chính là nhân dân được hưởng. Và VEPR dự báo: Khi có TPP, mức tăng trưởng có được nhờ tự do hóa thương mại chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư lớn hơn mức tăng nhập khẩu sau khi thuế quan được cắt giảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước đạt được mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm thay đổi.

Không chỉ có thế, về đầu tư, dự báo mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Về cấu trúc của nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm. Trong khi đó, nền kinh tế sẽ có sự mở rộng cả về sản lượng lẫn lao động trong các ngành có lợi thế và những ngành ít thương mại (đặc biệt là dệt, may, da giầy, dịch vụ công và xây dựng). Đồng thời, có sự dịch chuyển rõ rệt về các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng.

Nếu điều này sớm thành hiện thực, dẫu 5 năm qua khiến nhiều nhà đàm phán TPP của ta tóc đã thêm sợi bạc thì cũng đáng lắm chứ. Bởi TPP đâu chỉ để mong thành quả trong ngày một ngày hai mà là khối trợ lực cho tương lai nền kinh tế quốc gia.

Và như thế, nói đàm phán TPP thành công, vỡ òa niềm vui hẳn không hề quá. Vui là đúng, là lẽ phải trong hành xử của những người biết trọng cái ‘thiên thời’ và ‘nhân hòa’ trong tâm thế kỳ vọng TPP sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước.

…nhưng chông gai cũng bắt đầu

Đến thời điểm này, dù các vòng đàm phán TPP đã kết thúc, nhưng có thể bắt đầu thực hiện thì TPP còn cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội một số nước, đặc biệt là Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là cửa ải được đánh giá không dễ vượt qua. Nhưng “đầu đã xuôi…”, dù nhiều nghị sĩ quốc hội Mỹ hay các quốc gia khác trong TPP còn lấn cấn nhiều điều. Song các nhà đàm phán không phải thỏa thuận trên lập trường cá nhân họ, mà lựa chọn và quyết định cam kết của họ trong Hiệp định là trí tuệ tập thể của những người được nhân danh quốc gia. Đó còn là lương tâm và trách nhiệm của những nhà đàm phán vì sự tiến bộ nhân loại, trong đó bên nào "chơi" trong TPP cũng sẽ giành phần thắng cho mình.

Với cơ sở đó, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan rằng, “…đuôi sẽ lọt”. TPP sẽ được ký kết một ngày không xa. Tất nhiên, đã có chung 'thiên thời', 'nhân hòa' rồi, điểm khác nhau sẽ là phần thắng ấy to hay nhỏ, ở lĩnh vực nào hay tất cả… còn tùy thuộc vào 'địa lợi' của mỗi quốc gia trong chặng đường thực thi đầy chông gai trước mặt. Vấn đề đặt ra ngay từ lúc này là mỗi quốc gia sẽ phải tìm ra cách chơi của riêng mình để vừa không phạm luật mà lại giành được phần thắng trong sân chung TPP.

Vậy Việt Nam sẽ làm gì? Nhiều chuyên gia đã thẳng thắn rằng, Với TPP không chỉ toàn màu hồng. Ở đó, không có ngoại lệ cho Việt Nam! Hơn nữa, TPP cũng không phải là duy nhất, càng không phải là tất cả những gì Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp và người dân, phải “đấu” trên thị trường thế giới. Bên cạnh các thị trường thuộc TPP, còn rất nhiều thị trường lớn khác mà Việt Nam đã và đang ký kết hiệp định thương mại. Hơn nữa, nếu dòng thương mại mà dịch chuyển theo hướng tập trung vào khối TPP nhiều hơn thì rủi ro sẽ tăng chứ không phải lợi tăng. Bởi vì, bên cạnh Việt Nam, trong TPP chỉ có 11 nước. Nếu nảy sinh vấn đề bất trắc từ khối TPP thì Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng quan ngại TPP có thể mang lại lợi ích nhất định về thương mại, đầu tư cho Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, tác động tiêu cực về tài nguyên, môi trường, nhân lực... khó tránh, nếu không có giải pháp hợp lý, kịp thời.

Cho nên, thẳng thắn mà nói, lợi ích TPP mang lại mới chỉ là dự báo kiểu vẽ mô hình. Còn thực tế TPP mang lại thì cần chờ thời gian trả lời. Nhưng có một điều chắc chắn phải xảy ra là: Muốn “chơi” được trên sân TPP rộng lớn này, Việt Nam cần chuẩn bị hàng trang cho mình một cách chuyên nghiệp, hợp xu thế chung của kinh tế thế giới. Trong đó, trước hết là thể chế và các chính sách kinh tế phải đủ sức cho Việt Nam thích nghi với tình hình mới. Đồng thời, yếu tố con người – nguồn nhân lực, đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp cũng phải đủ tầm để vững bước tự tin “thi đấu” trên đấu trường thương mại, đầu tư của TPP, mà ở đó, các đối thủ đều dày kinh nghiệm thương trường quốc tế./.

Xuân Thân/VOV.VN

http://vov.vn/kinh-te/hoan-tat-dam-phan-tpp-vo-oa-niem-vui-nhung-chong-gai-cung-bat-dau-438034.vov



  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60383450

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July