Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam Nhiều nhà đầu tư “ngóng” cơ hội từ ngành dệt may Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 


VOV.VN -Theo Channelnewsasia, nhiều nhà đầu tư đang mong chờ cơ hội lớn từ ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định TPP được ký kết.

Channelnewsasia (CNA) đưa tin, ngành dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam chuẩn bị đón chờ làn sóng đầu tư mới từ nhiều nhà đầu tư lớn để “đi tắt đón đầu” cơ hội mới từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

Theo kênh CNA, sở dĩ làn sóng đầu tư

 ngoại đổ về Việt Nam là nhờ nhiều lợi ích mà hiệp định thương mại tự do thế hệ mới TPP mang lại, trong đó có các ưu đãi thuế xuất nhập khẩu.

Liệu có đón được cơ hội “vàng”?

Hiệp định này có sự tham gia của 12 quốc gia, bao gồm cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Australia.... Một khi TPP được ký kết, một số dòng thuế xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cắt giảm nếu cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các thành viên TPP.

Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội “vàng” mà TPP mang lại, các nhà sản xuất dệt may trong nước phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hiệp định, trong đó có quy định về nguồn gốc xuất xứ. Hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có lẽ sẽ khó mà được hưởng lợi từ các ưu đãi này.

nhieu nha dau tu "ngong" co hoi tu nganh det may viet nam hinh 0
Ảnh chụp tại nhà máy may Hồ Gươm. (Ảnh: Tan Qiuyi/CNA).

CNA cho rằng, mỗi năm có tới 25 triệu sản phẩm do công ty may Hồ Gươm sản xuất với nhãn mác là “Made in Vietnam”, nhưng thực chất hơn 1 nửa số nguyên liệu đầu vào lại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.

Cuộc đua để dành phần thắng trong thuế suất ưu đãi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giờ phụ thuộc vào việc tìm được đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào trong số các thành viên của TPP, trong khi nguồn cung trong nước chỉ đảm bảo khoảng 1/5 nhu cầu sản xuất.

CNA trích dẫn lời đại diện của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, trong nhiều năm liền, các nhà sản xuất trong nước chỉ chú ý đến việc cắt và may tạo thành sản phẩm cuối để xuất khẩu, vì thế giá trị gia tăng thấp, và vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng rất hạn chế.

Nhân công giá rẻ có còn là lợi thế?

Ở thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có chuỗi cung ứng nguyên liệu ổn định, mà chỉ có lợi thế nguồn lao động đồi dào, giá rẻ, vị đại diện này chia sẻ.

nhieu nha dau tu "ngong" co hoi tu nganh det may viet nam hinh 1
Dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu trong nước. (Ảnh: Hoàng Nam/AFP). 

Câu hỏi đặt ra là: liệu lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam sẽ kéo dài được bao lâu? Trong khi đó, khi tham gia TPP đồng nghĩa với việc tiết kiệm thuế suất để trả lương cao cho công nhân. Điều quan trọng là làm thế nào để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các quy định về xuất xứ sản phẩm của TPP.

Chia sẻ trong chuyên mục Blog của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS (CogitAsia), trưởng bộ phận nghiên cứu về Đông Nam Á Nigel Cory nhận định, TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm – điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoa Kỳ, nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP. Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP.

Theo Nigel Cory, Việt Nam nên chú trọng đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu cho dệt may, đồng thời cải tiến kỹ thuật công nghệ cho ngành xuất khẩu mũi nhọn này.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chưa đủ mạnh về vốn nên vẫn chờ đợi dòng tiền từ các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để xây dựng nhà máy dệt may quy mô lớn./.

Trần Ngọc/VOV.VN Theo Channelnewsasia, CogitAsia
http://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nhieu-nha-dau-tu-ngong-co-hoi-tu-nganh-det-may-viet-nam-436022.vov



  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59792365

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July