Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Dấu ấn hội nhập, liên kết kinh tế Việt Nam 2018 Dấu ấn hội nhập, liên kết kinh tế Việt Nam 2018 , Người xứ Nghệ Kiev
 

24/01/2019

 
 

Năm 2018 khép lại với những chuyển biến nhanh và đa chiều trong cục diện kinh tế - thương mại toàn cầu. Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi song sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, dân túy và nguy cơ chiến tranh thương mại lan rộng khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2018 từ 3,9% xuống 3,7%.

dau an hoi nhap lien ket kinh te viet nam 2018 Thủ tướng: Không nhất thiết phải đánh đổi giữa chất lượng và tốc độ tăng trưởng
dau an hoi nhap lien ket kinh te viet nam 2018 Phát triển kinh tế: Phía trước là con đường rộng thênh thang

Tuy đối mặt với nhiều thách thức song xu thế hợp tác, liên kết kinh tế tiếp tục được thúc đẩy, cùng với chính sách cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn và nhu cầu phát triển kinh tế, đa dạng hóa quan hệ của các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển. Châu Á – Thái Bình Dương đi đầu trong xu thế hợp tác, liên kết kinh tế với các hình thức liên kết đa dạng, đa tầng nấc. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 30/12/2018 là minh chứng cho quyết tâm của các nền kinh tế khu vực theo đuổi tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ, mở, công bằng, bao trùm và có lợi cho tất cả các bên tham gia.  

Những chuyển biến của cục diện kinh tế - thương mại khu vực và toàn cầu có tác động nhiều mặt tới Việt Nam. Một mặt, chúng ta đứng trước cơ hội mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ hợp tác với các nước lớn và các đối tác quan trọng của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng từ cọ xát kinh tế - thương mại nước lớn và biến động của môi trường bên ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, tài chính - tiền tệ, biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị… 

4 dấu ấn lớn 

Dấu ấn thứ nhất là tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại đa phương, đặc biệt là Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự, trong đó có 9 nguyên thủ, thủ tướng các nước trong khu vực và hơn 800 lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực.

dau an hoi nhap lien ket kinh te viet nam 2018
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende tại buổi họp báo WEF ASEAN, ngày 27/6/2018. (Ảnh: Tuấn Anh/TGVN)

Được đánh giá là sự kiện thành công nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại khu vực trong 27 năm qua, Hội nghị đã đưa ra các khuyến nghị chính sách về những vấn đề quan trọng đối với phát triển và hội nhập của các nước ASEAN và khu vực, đồng thời quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia, tiềm năng phát triển của Việt Nam, tạo kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp hàng đầu thế giới. 

Dấu ấn thứ hai gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới. Ngày 8/3/2018, Việt Nam và các nước đối tác đã ký kết Hiệp định CPTPP, là FTA thế hệ mới có quy mô cam kết rộng và tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay mà nước ta tham gia.

Hiệp định CPTPP có 11 nước thành viên với tổng giá trị GDP khoảng 10 nghìn tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu. Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Tham gia CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ về đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đồng thời, tạo cơ hội thúc đẩy kinh tế đối ngoại và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam.  

Sự kiện quan trọng nữa là trong chuyến thăm châu Âu và dự Hội nghị Cấp cao của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (10/2018), Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định trình Hội đồng Liên minh châu Âu chấp thuận ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). 

Dấu ấn thứ ba gắn với việc thực thi các cam kết kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ cơ bản hoàn tất thực thi các cam kết trong khuôn khổ các FTA và nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế nước ta đã tham gia.

Giai đoạn 2017-2018 là mốc lớn đầu tiên trong tiến trình này, trọng tâm là hoàn tất các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), hoàn tất các cam kết gia nhập WTO và chuẩn bị thực thi CPTPP. Tiến trình thực thi các cam kết quốc tế đem lại nhiều hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, các dịch vụ thu ngoại tệ…, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng khả quan những năm qua; riêng 10 tháng đầu năm 2018 tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017 và xuất siêu đạt mức 6,4 tỷ USD.  

Dấu ấn thứ tư là việc ban hành và triển khai các chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế. Năm 2018 chứng kiến sự vào cuộc sâu rộng và quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác hội nhập, nổi bật là việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, đánh dấu bước chuyển về nhận thức và hành động về đối ngoại đa phương với trọng tâm là hội nhập kinh tế, và việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn. 

Theo đánh giá của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, EVFTA đi vào thực thi sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 10-15% và tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 30-40% trong hơn 10 năm tới.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, việc triển khai công tác hội nhập, liên kết kinh tế trong năm qua còn một số tồn tại. Một số địa phương vẫn lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực hội nhập, bao gồm năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn những bất cập. Công tác thông tin, truyền thông về hội nhập, liên kết kinh tế có nơi, có lúc còn chưa kịp thời và đồng bộ. Mức độ nắm bắt của doanh nghiệp về đặc điểm thị trường, nội luật các nước cũng như các cam kết cụ thể trong các FTA mà Việt Nam tham gia còn hạn chế.

Kỳ vọng những hiệu ứng tích cực

Giai đoạn 2019-2020 đánh dấu việc Việt Nam chính thức triển khai các FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định CPTPP. Đây cũng là giai đoạn nước ta hoàn thành các cam kết trong nhiều khuôn khổ hợp tác kinh tế quan trọng như FTA ASEAN – Trung Quốc và FTA ASEAN – Hong Kong; hoàn tất các mục tiêu Bogor và thông qua tầm nhìn APEC sau 2020; đảm nhiệm cương vị nước Chủ tịch ASEAN năm 2020. Việc triển khai hiệu quả công tác hội nhập, liên kết kinh tế tiếp tục đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong đó lưu ý một số vấn đề sau: 

Một là, phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương, các diễn đàn kinh tế có tầm quan trọng, phù hợp khả năng và điều kiện cụ thể, trong đó cần chú trọng nâng cao hiệu quả tham gia các diễn đàn kinh tế tại châu Á – Thái Bình Dương. 

Hai là, hoàn thiện chính sách, khung khổ pháp lý đồng bộ và toàn diện với tầm nhìn dài hạn nhằm triển khai hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam. Trong đó, chú trọng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến các cam kết của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới như CPTPP, bao gồm các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động... 

Ba là, nâng cao năng lực hội nhập và liên kết kinh tế, chú trọng thực thi các nhóm giải pháp nêu trong Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.  

Bốn là, đẩy mạnh phổ biến thông tin về thuận lợi và thách thức, nội dung các cam kết có tác động trực tiếp đến các địa phương và doanh nghiệp trong các FTA thế hệ mới liên quan đến mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, lao động. 

Năm là, nâng cao hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và phòng vệ thương mại… 

Những dấu ấn nổi bật của công tác hội nhập, liên kết kinh tế đã tô điểm cho bức tranh tươi sáng về hội nhập và đối ngoại đa phương của đất nước trong năm 2018. Với quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng tiến trình hội nhập, liên kết kinh tế sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. 

Bùi Thanh Sơn
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao

Theo Thế giới & Việt Nam



  Các Tin khác
  + Các nước đặt niềm tin vào Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 (05/11/2019)
  + Cơ quan đại diện ngoại giao Anh tại Việt Nam tưởng niệm 39 nạn nhân vụ container (04/11/2019)
  + Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO: Cơ hội lớn thúc đẩy sáng tạo và cống hiến (04/11/2019)
  + Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020 (02/11/2019)
  + Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn: Bộ Ngoại giao khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (28/10/2019)
  + Hai người Việt Nam được trao tặng Huân chương cao quý của Pháp (27/10/2019)
  + Triển lãm 70 năm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Thủ đô Vientiane, Lào (26/10/2019)
  + Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc khơi thông nông sản xuất khẩu từ Việt Nam (24/10/2019)
  + Thủ tướng đến Tokyo dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản (23/10/2019)
  + Đại sứ quán thăm và làm việc tại Lviv (23/09/2019)
  + Quảng bá địa phương Việt Nam tại bang Hawaii và California, Hoa Kỳ (23/09/2019)
  + Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông (22/09/2019)
  + Đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam - Ucraina thăm và làm việc với đại sứ quán (20/09/2019)
  + Mốc son 25 năm Mỹ dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (05/09/2019)
  + Việt Nam điều tàu hộ vệ săn ngầm tham gia tập trận chung ASEAN - Mỹ (03/09/2019)
  + Đại sứ Đỗ Bá Khoa: Brazil là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Nam Mỹ (02/09/2019)
  + Đại sứ Việt Nam chào Tổng thống và Ngoại trưởng Moldova nhân kỷ niệm 28 năm ngày Độc lập của Moldova (31/08/2019)
  + Đại sứ Mỹ: "Tôi tự hào khi Mỹ và Việt Nam là các đối tác mạnh mẽ" (30/08/2019)
  + Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn chào Tổng thống Zelensky nhân dịp Quốc khánh Ucraina (24/08/2019)
  + Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ hai tại Đức (24/08/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60391353

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July