Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
  -  Giải vô địch Tây Ban Nha
  -  Giải Ngoại Hạng Anh
  -  Giải vô địch ITALIA
  -  Giải vô địch Đức
  -  Bóng đá Việt Nam
  -  Champions League
  -  Thể Thao Việt Nam
  -  Vô Địch Châu Âu
  -  Vô Địch Thế Giới - World Cup
  -  FA Cup
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Trang Thể Thao > Bóng đá Việt Nam >
  Bóng đá Việt Nam có nên học theo Indonesia, nhập tịch cầu thủ ồ ạt? Bóng đá Việt Nam có nên học theo Indonesia, nhập tịch cầu thủ ồ ạt? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trần Oánh

 Thứ sáu, ngày 03/05/2024 19:10 PM (GMT+7)
Có thể khẳng định, thành công của U23 Indonesia ở VCK U23 châu Á 2024 là kết quả từ chiến lược nhập tịch cầu thủ của những người làm bóng đá Indonesia. Hẳn sau giải đấu này, nhiều người sẽ thấy những trận thua gần đây của các cấp độ đội tuyển Việt Nam trước Indonesia không còn quá vô lý nữa.

U23 Indonesia đã thua đáng tiếc trước U23 Iraq 1 – 2 trong trận tranh giải 3 Giải vô địch bóng đá U23 châu Á năm 2024, để tuột mất chiếc vé trực tiếp dự Olympic mà họ hoàn toàn xứng đáng sở hữu. Điểm lại kết quả của U23 Indonesia ở giải đấu vừa qua, ngoại trừ trận thua ở bán kết, họ thắng tất cả các trận mà có đủ người ở trên sân. Thắng U23 Australia 1 - 0, thắng U23 Jordan 4 – 1, loại U23 Hàn Quốc ở tứ kết. Không chỉ về kết quả thi đấu là lọt vào tới trận bán kết, mà cách đội bóng này thi đấu ngang hàng với các đội bóng hàng đầu châu lục cho thấy họ đang là đội bóng hay nhất Đông Nam Á. Đáng nói là trong các trận đấu ở giải này, U23 Indonesia không hạ mình phòng ngự phản công, họ tự tin triển khai lối đá kiểm soát trước mọi đối thủ. Hẳn sau giải đấu này, nhiều người sẽ thấy những trận thua gần đây của các cấp độ đội tuyển Việt Nam trước Indonesia không còn quá vô lý nữa.

Bóng đá Việt Nam có nên học theo Indonesia, nhập tịch cầu thủ ồ ạt?- Ảnh 1.

U23 Indonesia thăng hoa tại VCK U23 châu Á 2024 nhờ nòng cốt là 4 cầu thủ nhập tịch tài năng. Ảnh: AFC.

Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng bóng đá Việt Nam nên học tập theo Indonesia, nâng cao sức mạnh cho các cấp độ đội tuyển bằng cách triệt để tận dụng các cầu thủ có gốc gác Việt Nam được đào tạo và đang thi đấu ở nước ngoài. Chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận về vấn đề này.

Indonesia đang có một lứa cầu thủ trẻ rất hay, gồm những số 7 Maselino Ferdinan, số 5 Rizky Ridho, số 8 Witan Sulaeman... hay thủ môn xuất sắc Ernando. Nhưng nếu chỉ như thế sẽ là không đủ để làm nên kỳ tích vừa qua của đội bóng này. Chúng ta không thể hình dung nổi U23 Indonesia sẽ thi đấu kiểm soát thế nào nếu trong đội hình của họ không có tiền đạo số 11 Rafael Struick, số 6 Ivar Jenner, số 23 Nathan Tjoe-A-On, hay số 10 Justin Hubner. Có thể khẳng định, thành công của U23 Indonesia ở giải này là kết quả từ chiến lược nhập tịch cầu thủ của những người làm bóng đá Indonesia.

Thực tế, việc trong danh sách ĐTQG có cầu thủ nhập tịch là rất bình thường trên thế giới. Đội bóng nào cũng muốn tăng cường sức mạnh của mình, kể cả với những đội bóng hàng đầu châu Âu. Bảo thủ như nước Đức, họ cũng vẫn không giấu giếm mong muốn nhập tịch cho cầu thủ 19 tuổi Mathys Tel, đang thi đấu như 1 siêu dự bị ở Bayern Munich. LĐBĐ Đức rất muốn nhập tịch cầu thủ này. HLV Rudi Voller nói: "Chúng ta ai cũng biết Đức đang thiếu những tiền đạo hàng đầu. Chúng tôi chắc chắn sẽ cố gắng nhập tịch cho Tel càng sớm càng tốt. Tất nhiên việc khoác áo ĐT Đức hay ĐT Pháp là quyết định của cậu ấy và gia đình. Sự thực là nguồn gốc của cậu ấy là rất Pháp".

Bóng đá Việt Nam có nên học theo Indonesia, nhập tịch cầu thủ ồ ạt?- Ảnh 2.

Nguyễn Philip là một trong sốt ít cầu thủ Việt kiều tài năng đã khoác lên mình màu áo ĐT Việt Nam. Ảnh: VFF.

Thực tế thì ĐT bóng đá Việt Nam cũng đã có cầu thủ nhập tịch như thủ môn Đặng Văn Lâm hay Nguyễn Philip. Nhưng sức mạnh của đội bóng dựa hẳn vào các cầu thủ nhập tịch như Indonesia lại là câu chuyện khác. Chiến lược nhập tịch ồ ạt mang lại thành tích tức thì cho bóng đá Indonesia. Nó làm thỏa mãn cơn khát thành tích kéo dài của bóng đá và NHM nước này. Ngoài ra, rõ ràng nó giúp cho các cầu thủ trẻ nội Indonesia có mặt trong đội tuyển thi đấu tự tin hơn, học tập được nhiều điều từ các cầu thủ nhập tịch, vốn được đào tạo từ những nền bóng đá tiên tiến hơn, được thi đấu ở những giải đấu lớn ở châu Âu.

Đây sẽ là cú hích tinh thần quan trọng cho quá trình phát triển bóng đá ở quốc gia này. Thành tích này giúp bóng đá có sức hút mạnh mẽ hơn cả về mối quan tâm của xã hội cũng như thu hút thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển bóng đá. Nhưng nếu chiến lược này tiếp tục được thực hiện như bây giờ, chỉ 2 năm sau, U23 Indonesia sẽ cần thêm 1 lứa cầu thủ nhập tịch mới, vì đơn giản là nền bóng đá nước này không thể sản sinh ra lứa cầu thủ đủ hay để duy trì thành tích mà các cầu thủ nhập tịch như Struick, Ivar Jenner, Nathan Tjoe-A-On hay Hubner mang lại. Nhiều ý kiến trong và ngoài Indonesia cho rằng, chính sách nhập tịch như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến việc tìm kiếm và phát triển các tài năng bóng đá nội địa.

Vậy bóng đá Việt Nam có nên đi theo Indonesia không?

Bóng đá Việt Nam cũng đang trong giai đoạn chưa có phương hướng phát triển rõ ràng. Nhiều người phản đối, nói không với việc học theo bài học của Indonesia, tìm kiếm thành tích dựa vào các cầu thủ nhập tịch. Nhưng như đã nói ở trên, việc tăng cường sức mạnh các cấp độ ĐTQG bằng cách nhập tịch các cầu thủ tài năng là phổ biến trên thế giới, cả ở các nước có nền bóng đá tiên tiến.

Bóng đá Việt Nam có nên học theo Indonesia, nhập tịch cầu thủ ồ ạt?- Ảnh 3.

Bóng đá Uzbekistan thành công nhờ chính sách đào tạo trẻ. Ảnh: AFC.

Để dễ hình dung, chúng ta tách bạch 2 vấn đề của câu chuyện phát triển bóng đá.

Đầu tiên, đó là thành tích ngắn hạn. Chúng ta cần thành tích, nó đóng vai trò cú hích cho phát triển bóng đá. Để có điều đó, chúng ta có thể áp dụng việc tìm kiếm các tài năng bóng đá thông qua nhập tịch. Việc này giúp cho chúng ta nhanh chóng có được thành tích, giúp cho các cầu thủ nội địa có thể học hỏi từ các cầu thủ nhập tịch trong luyện tập và thi đấu. Ưu điểm tuyệt đối của giải pháp tăng cường sức mạnh ngắn hạn thông qua nhập tịch cầu thủ là chi phí tài chính thấp. Tất nhiên, vì chúng ta không mất chi phí đào tạo mà sử dụng thành quả đào tạo của quốc gia khác.

Tiếp theo, đó là câu chuyện đào tạo cầu thủ trẻ vì lợi ích dài hạn. Trước kết quả khả quan của U23 Uzbekistan, nhiều người đã nhắc đến mô hình phát triển bóng đá trẻ của Uzbekistan như một mô hình đáng để nghiên cứu học tập. Trong những năm qua, hàng loạt học viện bóng đá trẻ em và thanh thiếu niên được xây dựng ở quốc gia này, đào tạo các cầu thủ bóng đá cho các đội tuyển quốc gia và các câu lạc bộ chuyên nghiệp. Ủy ban Olympic quốc gia Uzbekistan từ năm 2021 đã thành lập đội bóng FK Olympic, chỉ gồm các cầu thủ trẻ đủ tuổi dự Olympic, tham gia vào giải đấu chuyên nghiệp của Uzbekistan để các cầu thủ trẻ của nước này có cơ hội cọ xát qua thực tế thi đấu. Năm 2022, đội bóng gồm các cầu thủ trẻ này đã về thứ 6 giải Uzbekistan Football Championship.

Tóm lại, để phát triển bóng đá bền vững, lâu dài, không có con đường nào khác là xây dựng nền bóng đá lành mạnh, trong đó ưu tiên phát triển bóng đá trẻ, mà Uzbekistan là một ví dụ hay để học tập. Nhưng việc này không mẫu thuẫn với việc trong thời gian chờ gặt hái kết quả của chiến lược phát triển bóng đá ưu tiên đào tạo cầu thủ trẻ đó, chúng ta nhập tịch các cầu thủ tài năng, được đào tạo tốt và có mong muốn khoác áo ĐT Việt Nam, phục vụ cho thành tích ngắn hạn.

https://danviet.vn/bong-da-viet-nam-co-nen-hoc-theo-indonesia-nhap-tich-cau-thu-o-at-20240503154834815.htm

 


  Các Tin khác
  + Barcelona thua sốc trước đội bóng đua trụ hạng ở La Liga (16/12/2024)
  + ĐT Việt Nam chơi theo kiểu "cầu may”? (16/12/2024)
  + Dư âm ĐT Việt Nam 1-0 Indonesia: Quẳng gánh lo đi, để... lo tiếp (16/12/2024)
  + Kết quả Ngoại hạng Anh 16/12: MU hạ gục Man City, Chelsea và Tottenham thắng trận (16/12/2024)
  + Tiến Linh, Văn Toàn lập công, tuyển Việt Nam thắng đậm Lào (10/12/2024)
  + Nóng: HLV Kim Sang-sik triệu tập bổ sung siêu tiền đạo nhập tịch lên đội tuyển Việt Nam (02/12/2024)
  + HAGL thăng hoa nhờ thủ môn 2k3, bất ngờ đánh bại CLB CAHN để vươn lên dẫn đầu V.League (10/11/2024)
  + Arsenal thua Inter Milan bởi quả phạt đền (08/11/2024)
  + Musiala tỏa sáng, Bayern Munich chiến thắng ở Champions League (08/11/2024)
  + HLV Van Nistelrooy chốt tương lai ở Man Utd (04/11/2024)
  + Man Utd đánh rơi chiến thắng trước Chelsea tại Old Trafford (04/11/2024)
  + Thủng lưới ở phút 90+6, Thanh Hóa chia điểm đáng tiếc trước Hà Nội FC (04/11/2024)
  + Ngoại binh tỏa sáng rực rỡ, CLB Công an Hà Nội giành ngôi đầu V-League (04/11/2024)
  + HLV Ten Hag chỉ trích VAR khiến Man Utd thua trận (28/10/2024)
  + Báo giới Tây Ban Nha chê bai Bellingham, hết lời ca ngợi Lamine Yamal (28/10/2024)
  + Hòa CLB Bình Định, SL Nghệ An thoát vị trí cuối bảng V-League (28/10/2024)
  + Hà Nội FC bị cầm hòa trên sân nhà trước HL Hà Tĩnh (28/10/2024)
  + M.U hòa trận thứ 3 liên tiếp, HLV Ten Hag chê học trò “thiếu thông minh” (25/10/2024)
  + Barca vùi dập Bayern 4-1 (24/10/2024)
  + Trận đấu điên rồ của Real Madrid (24/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65968229

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July