Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin tức Nghệ Tĩnh >
  Giữa dòng sông Lam ở Hà Tĩnh có một "hòn đảo", dân ở đây trồng thứ cây tốt um trông như cỏ dại Giữa dòng sông Lam ở Hà Tĩnh có một "hòn đảo", dân ở đây trồng thứ cây tốt um trông như cỏ dại , Người xứ Nghệ Kiev
 
 Nguyễn Hoàn Thứ năm, ngày 26/09/2024 
Cây cói là cây truyền thống đang trồng ở “hòn đảo” Hồng Lam, giữa dòng sông Lam thuộc địa bàn xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Chi phí sản xuất thấp, ít rủi ro, thị trường ổn định, cho thu nhập khá nên nghề trồng cây cói đã được duy trì hàng chục năm nay.

Nghề trồng cây cói trên "hòn đảo" giữa dòng sông Lam

Thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh giống như một hòn đảo nhỏ nằm giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước, đây được ví như một "ốc đảo". 

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 1.

Nghề trồng cây cói ở "hòn đảo", hay như nhiều người gọi là "ốc đảo" thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh có hàng chục năm. Ảnh: PV.

Vùng đất này, năm nào cũng sóng gió, ngập lụt, chỉ có cây cói mới trụ vững trước những thách thức của thiên nhiên. Nghề trồng cây cói cũng là nghề thu nhập chính giúp hàng trăm hộ dân thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân bám trụ lại với làng.

Dẫu biết khó khăn vất vả nhưng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp tại "ốc đảo" độc lập, cây cói đang là loại cây trồng thế mạnh. 

Nhiều hộ dân ở thôn Hồng Lam vẫn gắn bó với nghề trồng cây cói không chỉ đảm bảo sinh kế mà còn để bảo vệ duy trì loại cây trồng truyền thống như một tập quán sản xuất riêng của vùng đất sông nước.

Ông Lê Văn Quang, trú ở thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, cho biết: "Mùa thu hoạch người trồng cây cói chúng tôi phải dậy sớm từ 3 - 4 giờ sáng đi cắt cói để tránh nắng, sau đó đưa về chẻ, phơi...".

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 2.

Theo ông Lê Văn Quang, trú ở "hòn đảo" giữa dòng sông Lam-thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) nghề cói có thu nhập cao hơn so với trồng lúa, không đầu tư nhiều chi phí nhưng rất vất vả, nhất là trong khâu thu hoạch. Ảnh: PV.

"Năm nay, cây cói phát triển tốt, sản lượng tăng, sản phẩm cói thành phẩm cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn mọi năm, chúng tôi rất phấn khởi. Với 8 sào cói của gia đình, năng suất mỗi sào 5 - 6 tạ, vụ này gia đình tôi thu về gần 30 triệu đồng", ông Quang bổ sung thêm.

Sinh ra và lớn lên trên "ốc đảo" Hồng Lam, bà Lê Thị Châu có 40 năm gắn bó với nghề làm cây cói. Năm nào cũng vậy, bà vẫn duy trì trồng 5 sào cây cói, sản lượng thu hoạch từ 2,5-3,5 tấn, đem lại thu nhập 15-20 triệu đồng. 

Theo bà Châu, cây cói là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng công đoạn vất vả nhất là chẻ cói để phơi.

"Công việc này cần người khỏe mạnh, kéo cói phải thẳng, để không bị mất gốc hay ngọn. Cây cói sau khi chẻ xong được phơi từ 2 - 3 ngày nắng lên màu đẹp mới chở về nhà chờ thương lái đến mua. Hiện, cây cói được mua với giá 7,5 triệu đồng/tấn. Cây cói thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, chúng tôi yên tâm không phải lo đầu ra", bà Châu sẻ.

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 3.

cây cói thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Sau mỗi vụ, người dân không phải trồng lại cây, chỉ tiến hành làm sạch cỏ, bón phân cây cói ra cây non. Ảnh: PV.

Đến mùa thu hoạch cây cói, trên cánh đồng, bà con dựng những chòi bạt để tiến hành chẻ cói. Cây cói chỉ cần trồng 1 lần có thể thu hoạch trong nhiều năm. 

Theo người dân, mỗi năm cây cói cho thu hoạch 2 vụ, chủ yếu tập trung thu hoạch vào vụ Hè thu. Để tăng năng suất, cây cói được bón phân đạm tập trung từ tháng 5 - 6, đến 7 (al) là bắt đầu thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 9 (al).

Đặc biệt, những vùng đất thường xuyên ngâm nước lợ, cây cói sẽ cho sợi dài thân óng ả và cứng hơn. Năm nay, bà con phấn khởi cây cói được mùa hơn so với năm trước. Bình quân, mỗi sào cây cói cho năng suất từ 4,5 - 5,5 tạ.

Cây trồng chủ lực cho thu nhập chính của người dân

Toàn thôn Hồng Lam hiện có trên 160 hộ dân, gần 100 hộ làm nghề cây cói với diện tích 50 ha trên tổng 145ha đất sản xuất nông nghiệp của thôn. 

Hộ trồng nhiều 7 - 9 sào, hộ còn lại 4 - 5 sào. Sau khi thu hoạch, phơi khô, thương lái sẽ thu mua từ 7.000 – 8.000 đồng/kg (tùy loại), xuất bán ra các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa để dệt chiếu, đan thảm và các vật dụng khác.

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 4.

Cây cói được xem là cây trồng chủ lực ở "ốc đảo" thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: PV.

Cây cói ở Hồng Lam được nhiều người ưa chuộng, sử dụng nhờ những tính chất đặc thù và làm nên thương hiệu cho vùng "ốc đảo" này. 

Mỗi năm, người dân xuất bán 400 - 500 tấn cây cói. Trước đây, cây cói phải được phân loại trước khi bán nhưng hiện nay các thương lái mua ngang, giảm bớt công đoạn cho người dân.

Ông Nguyễn Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam, cho biết: "Nghề trồng cây cói có thuận lợi chỉ trồng 1 lần, sau đó chăm bón, làm cỏ, bón phân là phát triển thu hoạch trong nhiều năm, cho thu nhập khá ổn định, được người dân ở đây duy trì phát triển. Mùa cây cói năm nay, vừa được mùa lại được giá, nhiều hộ có thu nhập 25 - 35 triệu đồng từ cây cói, tính ra hiệu quả gấp 2 lần so với trồng lúa.

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 5.

Cây cói thu hoạch về được bà con mang chẻ nhỏ rồi mới phơi khô. Ảnh: PV.

Mặc dù nghề trồng cây cói đã tồn tại hàng chục năm qua, đem lại thu nhập khá cho người dân. Tuy nhiên, nghề làm cói ở thôn Hồng Lam mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất nguyên liệu nên chưa phát huy hết giá trị sản phẩm".

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồ Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Giang, cho biết: "Để giữ được nghề trồng cây cói này, phía địa phương đã trăn trở nhiều để nghề trồng cói không chỉ dừng lại ở việc sản xuất nguyên liệu mà còn chế biến, nhằm phát huy hết giá trị sản phẩm, lúc đó người nông dân mới yêu nghề hơn cũng như bảo tồn nghề cha ông để lại.

Độc đáo nghề trồng cây cói chỉ có nơi “ốc đảo” giữa dòng Lam Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh 6.

Cây cói phơi khô, bó cục được bà con đêm nhập cho thị trường các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá. Ảnh: PV.

Trước mắt, huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang đang liên kết với doanh nghiệp khuyến khích các hộ dân chế biến cây cói. Hiện tại, các hộ dân đã được tập huấn, hướng dẫn cách chế biến cói bằng máy làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất đồ gia công mỹ nghệ".

"Để giữ được nghề trồng cây cói lâu dài, địa phương sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất đầu tư các cơ sở hạ tầng, từ đường xá, cầu cống đến các thiết bị máy móc, giúp người dân không chỉ dừng lại ở sản xuất mà còn tự tay chế biến nhiều sản phẩm từ cây cói, từ đó mới nâng cao giá trị cây trồng và phát huy nghề truyền thống của địa phương", ông Hồ Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) nói.

https://danviet.vn/giua-dong-song-lam-o-ha-tinh-co-mot-hon-dao-dan-o-day-trong-thu-cay-tot-um-trong-nhu-co-dai-20240924220135517.htm


  Các Tin khác
  + Hàng ngàn người lên chùa Đại Tuệ dự lễ khai bút đầu xuân (04/02/2025)
  + Nghệ An “giữ chân” người lao động sau Tết (04/02/2025)
  + Một nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm (04/02/2025)
  + Nghệ An: Mãn nhãn màn pháo hoa chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng trường Hồ Chí Minh (29/01/2025)
  + Nghệ An: Từ ông chủ “làng” lợn rừng trên mảnh đất cằn đến giám đốc công ty chăn nuôi (24/01/2025)
  + Chỉ đạo mới của tỉnh Hà Tĩnh liên quan đến Khu công nghiệp Bắc Hồng Lĩnh (24/01/2025)
  + Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế Công ty ANTCO và Công ty Nhật Vượng (24/01/2025)
  + Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mẻ cá cơm (24/01/2025)
  + Nghệ An bỏ phiếu công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024 (24/01/2025)
  + Nghệ An: Nhiều người thả cả bát hương, đồ thờ xuống sông cùng cá cúng ông Táo (24/01/2025)
  + Nghệ An phạt gần 9 tỉ đồng liên quan học sinh vi phạm giao thông (24/01/2025)
  + Nghệ An: Sức mua tăng mạnh dịp Tết Nguyên đán (24/01/2025)
  + Điều tra, khám phá 19 vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (21/01/2025)
  + Nghệ An: Tiêu hủy 600 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc (21/01/2025)
  + Bàn hướng giải quyết đơn khiếu nại bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu (21/01/2025)
  + Tuyên án t.ử h.ì.n.h đối tượng vận chuyển gần 30kg m.a t.ú.y (20/01/2025)
  + Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025 (20/01/2025)
  + Hà Tĩnh: Tăng cường đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng (20/01/2025)
  + Gỡ khó về nguyên liệu, làng hương trầm xứ Nghệ chạy đua với đơn hàng Tết (20/01/2025)
  + Nghệ An: "Thủ phủ" giò bê tất bật với thị trường Tết (20/01/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66890933

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July