Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin tức Nghệ Tĩnh >
  Đỏ mắt tìm lao động đi biển Đỏ mắt tìm lao động đi biển , Người xứ Nghệ Kiev
 
Sky Nguyen  
Nhiều chủ tàu cá ở Nghệ An đang gặp khó khi giá dầu vẫn ở mức cao và họ phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động đi biển do nhiều ngư dân trẻ bỏ nghề để ra nước ngoài lao động.
Đỏ mắt tìm lao động đi biển
 Tàu cá ở xã Quỳnh Lập, TX.Hoàng Mai, Nghệ An

Thiếu người đi biển

Sở hữu con tàu 580 CV chuyên đánh bắt xa bờ từ nhiều năm qua, ông Lê Bá Kiên (ngụ xã Quỳnh Lập, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) không ngờ việc tìm bạn đi biển lại khó như hiện nay.

Ông Kiên chuyên đánh bắt bằng nghề lưới chụp 4 sào ở ngoài khơi với 12 lao động. Tuy nhiên, kể từ đầu năm đến nay, nhiều lao động từng bám nghề biển với ông đã chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, một số người chuyển sang nghề khác.

Không tìm đủ người, ông Kiên đã phải chuyển sang “phương án 2”, sử dụng 8 người. Tuy nhiên, phương án này đã khiến các chuyến đánh bắt của tàu hoạt động không hết công suất, phải giảm xuống còn khoảng 70% khả năng đánh bắt. Sản lượng vì thế cũng bị giảm theo, trong khi mức sử dụng nhiên liệu vẫn không thay đổi.

Trước đây, đi biển (hay còn gọi là nghề đi bạn) người lao động được hưởng thành quả bằng tỷ lệ ăn chia từ thu nhập của chuyến đánh bắt. Tuy nhiên, từ khoảng 3 năm trở lại đây, khi nghề biển liên tục bị mất mùa, thu nhập bấp bênh, ngư trường bị thu hẹp do Hiệp định Vùng đánh cá chung vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hết hiệu lực từ giữa năm 2020, nhiều ngư dân ở Nghệ An đã bỏ nghề biển. Để giải quyết bài toán nhân lực khó khăn này, các chủ tàu phải chuyển hướng, thuê lao động bằng cách trả lương theo tháng để giữ chân họ.

Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 được khống chế, thị trường xuất khẩu lao động mở cửa trở lại đã khiến các chủ tàu không níu được lao động trẻ khi họ ồ ạt bỏ nghề biển để ra nước ngoài làm việc.

Với 205 chiếc tàu cá, xã Quỳnh Lập là địa phương có số lượng tàu cá nhiều nhất ở Nghệ An, trong đó tàu công suất lớn có 165 chiếc. Đây là địa phương nổi tiếng về nghề biển nhờ ngư dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt hải sản trên biển. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, không chỉ ông Kiên, hàng trăm chủ tàu tại xã Quỳnh Lập lâm cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng.

Ông Lê Bá Kỷ, Phó chủ tịch Hội Nghề cá xã Quỳnh Lập, cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, tại xã này đã có 256 người đi xuất khẩu lao động. Ngoài ra, nhiều ngư dân không đi xuất khẩu lao động cũng đã chuyển sang nghề khác khiến Quỳnh Lập đang thiếu khoảng 200 - 300 người đi biển. Theo ông Kỷ, mặc dù mức lương hiện nay các chủ tàu trả 8 - 10 triệu đồng/tháng, nhưng nhiều người vẫn không mặn mà vì chưa phải đã là số tiền cầm tay. Nếu chuyến ra khơi nào gặp thời tiết bất lợi, phải quay về giữa chừng hoặc tháng đó nghỉ nhiều ngày thì lương của người đi biển sẽ bị trừ.

Tại xã Sơn Hải (H.Quỳnh Lưu, Nghệ An), số lượng tàu đánh bắt xa bờ giảm từ 200 tàu chỉ còn hơn 70 tàu trong vòng 4 năm qua, vì ngư dân phải bán tháo tàu do thua lỗ, trong khi các chủ tàu còn lại cũng rất vất vả để tìm lao động đi biển. Ông Hoàng Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải, cho biết trước đây tại xã này có khoảng 3.000 lao động đi biển, nhưng nay chỉ còn khoảng 500 người. Rất nhiều chủ tàu phải chấp nhận ra khơi với tình trạng thiếu hụt người. Một số tàu không đủ lao động đành phải để tàu nằm bờ.

Giải pháp thay thế lao động vẫn khó

Tình trạng thiếu hụt lao động cũng đang xảy ra ở H.Quỳnh Lưu (Nghệ An), địa phương có số lượng tàu đánh cá rất lớn. Ông Bùi Xuân Trúc, Phó phòng Nông nghiệp H.Quỳnh Lưu, cho biết giải pháp để tháo gỡ tình trạng thiếu hụt lao động nghề biển có thể cải thiện bằng việc lắp đặt hệ thống tời thủy lực trên tàu cá để thay thế lao động, tuy nhiên, kinh phí đầu tư hệ thống này khá lớn (từ 350 - 400 triệu đồng) nên không phải ngư dân nào cũng đầu tư được.

Năm 2021, HĐND tỉnh Nghệ An đã có nghị quyết về hỗ trợ nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ ngư dân lắp đặt hệ thống tời thủy lực, nhưng mức hỗ trợ chỉ 30% chi phí nên ngư dân chưa mấy quan tâm.

Ông Chu Quốc Nam, Phó chi cục Thủy sản Nghệ An, cho biết tỉnh này hiện có hơn 3.400 tàu cá, trong đó có 1.221 tàu cá hoạt động vùng khơi, chuyên đánh bắt bằng các nghề lưới vây, lưới kéo, lưới chụp, lưới rê và nghề câu. Để đảm bảo cho tàu thuyền hoạt động nghề khai thác cá, Nghệ An cần khoảng 15.000 lao động trực tiếp trên biển, chưa kể hàng ngàn lao động hậu cần trên bờ. Nguyên nhân thiếu hụt lao động đi biển là do nhiều lao động trẻ bỏ nghề để đi xuất khẩu lao động hoặc chuyển sang lao động trên các tàu vận tải nội địa và làm các nghề khác do thu nhập của đánh bắt không ổn định. Hệ lụy của việc nhiều ngư dân bỏ biển đang gây khó khăn cho các chủ tàu cá và ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác hải sản của địa phương.

Nguồn Tin:  suckhoedoisong
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3593344

  Các Tin khác
  + Hà Tĩnh: 120 tỷ đồng xây dựng Trường THPT Phan Đình Phùng (22/04/2024)
  + Lung linh màn pháo hoa mừng khai trương du lịch biển Hà Tĩnh (22/04/2024)
  + Nghệ An: Trường chọn bộ sách giá cao, phụ huynh lâm cảnh “phí chồng phí” (22/04/2024)
  + Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt gấp rút hoàn thiện trước ngày thông xe (22/04/2024)
  + Nghệ An: Cảnh báo tình trạng khai thác cát “lậu”, thất thoát thuế nhà nước (22/04/2024)
  + Bán 80 căn hoàn thành giai đoạn 1 Dự án thí điểm nhà ở xã hội Thạch Linh - TP Hà Tĩnh (20/04/2024)
  + Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu (20/04/2024)
  + Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (20/04/2024)
  + 3 tháng thu hơn trăm tỷ, ‘ông lớn’ thủy điện Nghệ An vẫn báo lỗ (20/04/2024)
  + Nghệ An: Ô nhiễm môi trường từ cơ sơ sản xuất gỗ ván ép (20/04/2024)
  + Hà Tĩnh tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (19/04/2024)
  + Xử lý kiên quyết, áp dụng các hình phạt cao nhất đối với các vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (19/04/2024)
  + Nghệ An ưu tiên phát triển kinh tế biển (19/04/2024)
  + Đặt tên Đôi Hậu sau sáp nhập xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu: Do xã nào cũng muốn giữ tên của mình (17/04/2024)
  + Vụ không còn tên xã Quỳnh Đôi sau sắp xếp đơn vị hành chính: Nghệ An yêu cầu làm lại (17/04/2024)
  + Hà Tĩnh: 29 dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành thủ tục đầu tư (07/04/2024)
  + Xôn xao hình ảnh đổ bê tông “trộn lẫn với bùn” tại dự án hơn 70 tỷ đồng ở Hà Tĩnh (07/04/2024)
  + Hà Tĩnh: Tăng trưởng kinh tế trong quý I/2024 đạt 7,82% (07/04/2024)
  + Xây thêm nhà ga, đường băng để ‘lên đời’ sân bay Vinh (07/04/2024)
  + Giấc mơ thoát khỏi ''4 không'' (07/04/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60662309

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July