Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 29/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin tức Nghệ Tĩnh >
  “Bản giáo viên” bị lũ san phẳng, nhiều giáo viên ở Nghệ An trắng tay “Bản giáo viên” bị lũ san phẳng, nhiều giáo viên ở Nghệ An trắng tay , Người xứ Nghệ Kiev
 
Sky Nguyen  
Cơn lũ quét ầm ầm đổ về cuốn theo nhà cửa, tài sản của nhiều giáo viên ở Nghệ An. Họ bỗng chốc trắng tay khi thiên tai bất ngờ ập đến.
“Bản giáo viên” bị lũ san phẳng, nhiều giáo viên ở Nghệ An trắng tay
 Ảnh minh họa

“Trắng tay rồi. Mất hết, không còn thứ gì nữa. Biết bao giờ mới đủ tiền xây lại nhà mới”, chị La Thị Vân (36 tuổi, giáo viên trường Mầm non Bảo Nam, bản Hòa Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), ngậm ngùi, mắt hướng về ngôi nhà chỉ còn 2 bức tường trơ trọi, xung quanh ngổn ngang đất đá.

Ngôi nhà cấp 4 kiên cố này là từng tổ ấm của mẹ con chị Vân, có hướng nhìn ra khe suối trong xanh. Nhưng đó chỉ là câu chuyện đẹp trước khi cơn lũ quét ập đến, vào khuya 1/10 đến rạng sáng 2/10.

Hai ngày trôi qua, nữ giáo viên dường như chưa kịp định thần trước mất mát. Chị Vân là một trong số 14 đồng nghiệp khác tại huyện miền núi của Nghệ An, bị lũ dữ cuốn trôi tất cả tài sản. Nhà của nhiều giáo viên khác cũng ngập sâu, đồ đạc bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng.

Tan hoang “bản giáo viên”

Chị Vân kể tối 1/10, trời mưa lớn, nước ở khe Huồi Giảng cạnh nhà bắt đầu dâng cao, nữ giáo viên ôm con nhưng không thể chợp mắt. Đến rạng sáng, chị nghe tiếng động ầm ầm từ xa vọng lại, là âm thanh đất đá, cây rừng gãy đổ kèm theo dòng nước lớn. Chỉ trong mấy chục phút, nước đã vào nhà chị Vân rồi dâng hơn 1 m.

Không kịp suy nghĩ, chị Vân vội ôm con nhỏ chạy lên khu đồi cao để thoát thân. Tiếc của, chị định về nhà để lấy xe máy, nhưng nước ào ào đổ xuống khiến chị đi nửa đường đành phải quay lại nơi lánh nạn.

Căn nhà của chị La Thị Vân hư hỏng nghiêm trọng sau lũ. Ảnh: Phạm Trường.

“Lúc nhà sụp, tôi lo chạy nạn nên không nhìn thấy gì. Khi lên tới đồi cao nhìn xuống thì tất cả đã bị san phẳng. Lúc đó chỉ biết khóc kêu trời chứ không làm gì được”, chị Vân ngậm ngùi.

Chồng mất 6 năm trước do đột quỵ, để lại mình chị với 2 con nhỏ (đứa lớn học cấp 2, đứa nhỏ đang học tiểu học). Mấy tháng trước, giáo viên này gom góp và vay thêm 300 triệu đồng để xây căn nhà mới. Chỉ trong một đêm, giấc mơ an cư của người mẹ đơn thân đi tan tành trong cơn lũ.

Trắng tay rồi. Mất hết, không còn thứ gì nữa. Biết bao giờ mới đủ tiền xây lại nhà mới

Chị La Thị Vân - Giáo viên trường Mầm non Bảo Nam

Cách nhà chị Vân vài bước chân là nhà của chị Vi Thị Thương (giáo viên trường Tiểu học Bảo Nam 2), nay chỉ còn lại phòng ngủ ngập đầy bùn đất, cây cối. Cơn lũ đã cuốn bay phòng khách và mọi tài sản trong gia đình .

Chị Thương vừa tăng cường đến trường mới, giảng dạy xa nhà 40 km. Trong buổi họp chiều 1/10 tại trường, chị sốt ruột nên nhờ các đồng nghiệp khiêng xe máy qua vùng khó đi rồi chạy một mạch về nhà.

Đến đêm, đang xếp quần áo thì hàng xóm chạy tới hô lớn chạy lũ. Nữ giáo viên vơ vội chìa khóa, nổ máy xe chạy tới ngôi nhà kiên cố ở khu đồi khác thoát nạn.

Chị Vi Thị Thương kể về giây phút thoát chết trong gang tấc. Ảnh: Phạm Trường.

Chồng mất 15 năm trước, một mình chị chăm sóc con gái suốt thời gian qua. Người mẹ này chưa biết sẽ tiếp tục nuôi con ăn học, xây lại nhà mới thế nào, khi tài sản duy nhất còn lại sau thiên tai chỉ là một chiếc xe gắn máy.

“Sống ở đây bao năm, chưa bao giờ chứng kiến đợt lũ khủng khiếp như thế. Giờ trắng tay, tôi không biết phải lấy gì để bắt đầu lại nữa”, chị nghẹn lại.

Người dân địa phương gọi thân mật bản Hòa Sơn là “bản giáo viên”, do có nhiều giáo viên mua đất, định cư ở bên dòng khe Huồi Giảng. Ngày thường, con suối rất cạn, dòng chảy nhỏ nhưng hôm lũ đổ về, nước suối dâng cao.

Vạt đồi cao hàng chục mét trên đỉnh khe Huồi Giảng sau nhiều ngày no nước do mưa lớn đã mềm nhũn rồi nứt nẻ, đổ ập xuống cuốn phăng mọi thứ trên đường đi. Ngay cả con đường bê tông trong bản Hòa Sơn cũng trở thành dòng sông thứ 2, chặn lối đi của các hộ dân trong vùng.

Thoát chết trong gang tấc

“Bị lũ cuốn từ phòng ra ngoài sân, tôi không nghĩ mình còn sống”, chị Nguyễn Thị Phong Lan (giáo viên Trường Mầm non Mường Xén) chưa hết hoảng sợ khi cận kề khoảnh khắc sinh tử.

Vợ chồng chị Lan đang sinh sống tại tầng một, khu tập thể dành cho giáo viên ngay trung tâm thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn).

Rạng sáng 2/10, cơn mưa lớn khiến nước trên núi sau lưng khu tập thể đổ xuống, nước từ ngoài đường tràn vào sân. Biết tầng một sẽ nhanh chóng bị ngập, vợ chồng chị vội ôm cặp tài liệu lên tầng 2.

Khi quay lại phòng xem có cứu được tài sản gì nữa hay không, nước lũ đẩy cửa đóng sập. Người phụ nữ cố tìm cách thoát ra nhưng bị dòng lũ cuốn từ phòng này sang phòng khác.

“Bị cuốn theo dòng xoáy, tôi cố bơi nhưng không được. Lúc nghĩ mình không qua khỏi chồng tôi nhìn thấy, túm tóc kéo lên”, chị nhớ lại.

Nhiều ngôi nhà của các giáo viên ở bản Hòa Sơn bị thiệt hại nặng nề trong lũ. Ảnh: Phạm Trường.

Trở lại nhà mình sau trận lũ dữ, chị Nguyễn Thị Hoàng Yến (28 tuổi, trú bản Hòa Sơn) không còn nhìn thấy dấu vết của ngôi nhà mình. Căn nhà chị nằm trong cụm hứng trọn “đường về” của lũ, nay chỉ toàn là đất đá.

Người phụ nữ cho biết mới mua đất, xây căn nhà ở riêng khoảng 3 năm nay. Đêm lũ về, hai vợ chồng còn đứa con 11 tháng tuổi đang ngủ say thì nghe tiếng hô lớn: “Chạy mau, lũ về”. Như bản năng, người mẹ ôm con tháo chạy sang nhà hàng xóm, còn chồng chị cố vớt vát ít quần áo nhưng vì mưa to, lũ về nhanh nên đành tháo chạy thoát thân.

Sống ở đây bao năm, chưa bao giờ tôi chứng kiến đợt lũ khủng khiếp như thế. Giờ trắng tay, không biết phải lấy gì để bắt đầu lại

Chị Vi Thị Thương (giáo viên trường Tiểu học Bảo Nam 2

“Cây cối, đất đá quá nhiều làm dòng chảy thay đổi, xông thẳng vào nhà. Ầm một cái, cả căn nhà xây kiên cố bị cuốn đi. Đến bộ quần áo, cái bỉm của con cũng không còn”, chị Yến nhớ lại.

Người mẹ trẻ nói bản thân chưa biết ngày tháng tới sẽ sống ra sao vì tất cả đều đã đi theo dòng lũ. Hai ngày qua, hai vợ chồng phải gửi con cho ông bà ngoại và bới tìm những gì còn sót lại.

Ông Phan Văn Thiết, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn, cho hay thống kê sơ bộ có 14 nhà của giáo viên, chủ yếu ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ bị cuốn trôi, đổ sập hoàn toàn trong trận lũ quét vừa qua. Ngoài ra còn có 10 nhà bị ngập sâu, cuốn trôi đồ đạc, hư hỏng nặng.

"Phòng đang kêu gọi toàn ngành quyên góp, hỗ trợ các giáo viên thiệt hại nặng do lũ gây ra. Ngành cũng yêu cầu các trường bố trí tiết dạy phù hợp trong thời gian cụ thể để giúp giáo viên bị ảnh hưởng có thời gian khắc phục thiệt hại", ông Thiết nói với Zing.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, thông tin trận lũ quét đã tàn phá nhiều nhà dân, thiệt hại ước tính khoảng 100 tỷ đồng.

Thống kê chưa đầy đủ của chính quyền, trận lũ quét qua thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ làm sập và cuốn trôi 56 nhà, khiến 141 nhà bị ngập, sạt lở, hư hỏng nặng; 45 nhà phải di dời khẩn cấp. Lũ quét cũng cuốn trôi 2 ôtô, 10 ôtô khác cùng hàng trăm xe máy, xe đạp bị ngập sâu trong lớp bùn dày.

"Ba ngày qua, hơn 700 bộ đội, công an, dân quân… đang hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do lũ gây ra. Khối lượng lớn bùn đất tràn vào nhiều công sở, trường học và dự kiến phải mất khoảng một tuần mới dọn dẹp hết", ông nói.

Nguồn Tin:  zingnews
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3591754

  Các Tin khác
  + Nhiều tình tiết ''như sắp đặt'' tại ngôi nhà có hai vợ chồng tử vong (06/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Bãi bỏ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch Xuân Đan - Xuân Phổ (06/12/2024)
  + Thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II (06/12/2024)
  + Nghệ An: Người dân bị ảnh hưởng Thủy điện Bản Vẽ mỏi mòn chờ tái định cư (06/12/2024)
  + Nghệ An đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 khoảng 9,5 - 10,5% (06/12/2024)
  + Nghệ An: Sau khi sáp nhập, huyện Diễn Châu còn 32 đơn vị hành chính cấp xã, thị (06/12/2024)
  + Hà Tĩnh sắp có thêm TP. Kỳ Anh và nhà máy sản xuất ô tô điện 7.300 tỷ (02/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Dôi dư hàng trăm cán bộ sau sáp nhập (02/12/2024)
  + Vì sao Vingroup (VIC) chọn Hà Tĩnh làm điểm xây dựng nhà máy ô tô điện? (02/12/2024)
  + Hà Tĩnh: Thu ngân sách qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo sụt giảm (02/12/2024)
  + Nhiều bất thường trong vụ hai vợ chồng t.ử v.o.n.g tại nhà riêng (02/12/2024)
  + Nghệ An: Tìm nhà thầu cho dự án giáo dục 200 tỷ đồng ở huyện Đô Lương (02/12/2024)
  + Nghệ An: Gần 340 tỷ làm trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, vận hành từ tháng 1/2026 (02/12/2024)
  + UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu không thu lệ phí cấp đổi giấy tờ của người dân khi sáp nhập cấp xã, cấp huyện (02/12/2024)
  + Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép (02/12/2024)
  + Tp.Vinh mở rộng từ ngày 1/12: Kỳ vọng bứt phá kinh tế (02/12/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối 100% (12/11/2024)
  + Hà Tĩnh yêu cầu xử lý 73 dự án "đắp chiếu" tại Xuân Thành (24/10/2024)
  + Dở dang nhà đa năng trường học ở Hà Tĩnh: Chỉ định nhà thầu phụ tiếp tục thi công (24/10/2024)
  + Hàng loạt vi phạm trong đầu tư công và đấu thầu tại huyện Cẩm Xuyên (24/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66167139

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July