Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
  -  Video
  -  Ảnh
  -  Tìm hiểu văn bản - Pháp luật
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Thư Viện >
  Những hé lộ độc đáo về Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1875 Những hé lộ độc đáo về Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1875 , Người xứ Nghệ Kiev
 
Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận (Nguyễn Đình Đầu dịch, NXB Trẻ, tái bản tháng 9.2022) nguyên là bài diễn văn được Trương Vĩnh Ký đọc tại trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), tiết lộ nhiều chuyện độc đáo về Sài Gòn.
Những hé lộ độc đáo về Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1875
 Ảnh minh họa

Ký ức lịch sử về sài Gòn và các vùng phụ cận (nguyên tác: Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs) đăng trên tạp chí Excursions et Reconnaisances (Du ngoạn và Thám sát) số ra ngày 1.5.1885 (tr. 5-32), cũng trong năm 1885 bài diễn văn này được in riêng thành cuốn sách mỏng dày 30 trang.

Kinh chợ Vải, hai bên là đường Charner và đường Rigault de Genouilly, về sau san lấp thành đại lộ Charner (boulevard Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM)

Dù nội dung không nhiều nhưng khi dịch sang Việt ngữ, người dịch đã bỏ đi một số đoạn lược sử ở phần đầu, nhằm tập trung cung cấp cho người đọc những thông tin chính yếu về sự thay đổi diện mạo của thành phố Sài Gòn từ năm 1860 đến năm 1875.

Giúp hậu thế hiểu thêm về Sài Gòn

Sài Gòn trước và sau khi người Pháp thực hiện cuộc viễn chinh Nam kỳ năm 1859 là đối tượng được Trương Vĩnh Ký nhắm đến và miêu tả, là người đương thời, chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng của Sài Gòn, Trương Vĩnh Ký phác họa lại bức tranh cổ-kim của thành phố để người đời sau biết tới một Sài Gòn xưa khác thế nào với Sài Gòn - một thành phố thu‌ộc đị‌a, sau 15 năm thay đổi. Qua đó, giúp hậu thế hiểu thêm về tên gọi Sài Gòn, Sài Gòn trước và dưới thời Gia Long, việc Gia Long cho xây dựng thành Sài Gòn, Sài Gòn dưới thời Minh Mạng… mà không ít địa danh, tên gọi đã trở thành dĩ vãng hoặc bị lãng quên.

Thời Minh Mạng, sau loạn Lê Văn Khôi, ông cho phá hủy tòa thành do Olivier dựng dưới thời Gia Long, thành cũ được thay thế bằng một công trình nhỏ hơn. Từ sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha hạ thành Gia Định (17.2.1859) xây dưới thời Minh Mạng, chính thức lấy ba tỉnh Đông Nam kỳ sau hòa ước 1862 và chiếm nốt ba tỉnh Tây Nam kỳ năm 1867… Sài Gòn dần thay đổi diện mạo nhằm phục vụ mục tiêu chiếm hữu, cho công cuộc cai trị và sinh hoạt thường nhật của người Pháp.

Cuốn sách Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận, Nguyễn Đình Đầu dịch, NXB Trẻ, tái bản tháng 9.2022

Bấy giờ, Soái phủ Nam kỳ bắt đầu lên phương án quy hoạch thành phố với các trục đường chính, bởi đường sá đa phần còn là đường đất nên mùa mưa sẽ gây ra những khó khăn cho việc đi lại. Ngày 30.4.1862, trung tá công binh Coffyn đệ trình lên Thống soái Bonard dự án quy hoạch thành phố Sài Gòn 500.000 dân cho tương lai với những tiêu chí như đường chính rộng 40 m (vỉa vè rộng 4 m), đường cấp hai rộng 20 m (vỉa vè rộng 2 m), cũng như các vấn đề về công trường, giếng phun và vòi nước, thoát nước mưa và nước thải, cửa ngõ thành phố Sài Gòn…

Theo thời gian, Sài Gòn có những con đường mới đặt tên theo tiếng Pháp như Catinat (nay là Đồng Khởi), Charner (nay là Nguyễn Huệ), d’Espagne (nay là Lê Thánh Tôn), Mac-Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), de la Citadelle (nay là Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng), l’Hôpital (nay là Thái Văn Lung), La Grandière (nay là Lý Tự Trọng), Chasseloup-Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai)…

Những con đường đá mới và rộng thay thế cho đường đất cũ, rồi kế hoạch xây dựng vỉa hè kể từ năm 1868 với các vật liệu được quy định là đá granit, bê-tông, hoặc gạch nung… Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc dần thay đổi diện mạo để phát triển thành thủ phủ của Nam kỳ thu‌ộc đị‌a.

Tu viện Thánh Hài đồng Giê-su, nay là Dòng Thánh Phao-lô trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM

Những ghi chép của Trương Vĩnh Ký trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận cho đến nay vẫn là thông tin quý giá trong việc nhìn lại và tìm hiểu về Sài Gòn xưa. Năm 1894, khi viết cuốn sách Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây, J.C.Baurac thay vì dựng lại quá khứ Sài Gòn trước khi người Pháp chiếm đóng hòng tôn vinh công lao của các Thống soái Nam kỳ, vị tác giả này đã dẫn lại phần lớn ghi chép của Trương Vĩnh Ký với sự tán thưởng: “Chúng tôi sẽ dẫn lại một cách trung thực lịch sử do ông Pétrus Ký, giáo sư sinh ngữ, đã viết, và chúng tôi ghi nhận tất cả công lao mà tác giả đem lại” (Huỳnh Ngọc Linh dịch, tr.267).

Theo chân Trương Vĩnh Ký rong ruổi qua các đường phố, làng xóm, kinh rạch, cầu cống, cầu tàu, bến đò, đình chùa, chợ búa… của Sài Gòn, độc giả như được hòa mình vào không gian xưa cũ, và hoài niệm về một trong những thành phố xinh đẹp ở vùng Viễn Đông.

Nguồn Tin:  thanhnien
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3590648

  Các Tin khác
  + Năm 2024, mua bán đất sổ đỏ hộ gia đình cần lưu ý điều quan trọng này: Không lo mất trắng (19/04/2024)
  + Tin vui: 3 chính sách giúp người dân dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn từ 1/1/2025 (19/04/2024)
  + Những trường hợp không được bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất năm 2024 (19/04/2024)
  + Kể từ nay, 4 trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (19/04/2024)
  + Kể từ ngày 1/7/2024: 9 đối tượng này được tăng lương tới 32%, đó là những ai? (19/04/2024)
  + Từ 1/7/2024: 3 trường hợp không được tăng lương hưu, 2 nhóm đối tượng tăng gần 20 triệu/tháng (17/04/2024)
  + Kể từ 2024 trở đi: Người đứng tên Sổ Đỏ sẽ hưởng những quyền lợi đặc biệt này (17/04/2024)
  + Có 1 loại giấy tờ này: Xây nhà trên đất nông nghiệp vẫn được cấp sổ đỏ (17/04/2024)
  + Từ nay đến cuối năm 2024: Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở tốn bao nhiêu tiền? (17/04/2024)
  + Từ nay tới 1/7/2024: 8 trường hợp này bắt buộc phải đi đổi CCCD càng cố giữ lại càng bị phạt nặng (17/04/2024)
  + Năm 2024 -2025: 3 đối tượng bị khóa Sim, thu hồi số điện thoại, người dân nên biết kẻo thiệt thòi (17/04/2024)
  + Những trường hợp bắt buộc phải đi cấp đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024: Càng cố giữ lại càng mất quyền lợi (10/04/2024)
  + Có 3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu, 2 đối tượng bị cắt trợ cấp xã hội, là những ai? (10/04/2024)
  + 5 đối tượng sẽ bị thu hồi sổ đỏ, người dân phải biết trước khi mua bán đất đai (10/04/2024)
  + 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024, cụ thể là khoản nào? (10/04/2024)
  + Từ 1/6, ra đường không mang giấy phép lái xe không lo bị phạt: Chỉ cần có 1 thứ này (07/04/2024)
  + Từ nay trở đi: Thêm trường hợp này mua bán nhà đất giấy tờ viết tay được cấp Sổ Đỏ: Đó là ai? (07/04/2024)
  + 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1-7-2024: Công chức, viên chức nhớ nắm rõ (07/04/2024)
  + Kể từ sau 1/7/2024: Ai tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục được trợ cấp 2-4 triệu đồng/tháng đúng không? (07/04/2024)
  + Từ tháng 4/2024: 4 trường hợp bị phạt nặng lên tới 8 triệu đồng khi đi xe không chính chủ (06/04/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60209916

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July