Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Chuyện lạ đó đây >
  Có phải đại dương đang cạn kiệt cá biển? Có phải đại dương đang cạn kiệt cá biển? , Người xứ Nghệ Kiev
 

26/06/2020

Cá biển là một phần quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Chúng là nguồn thực phẩm chính ở nhiều quốc gia, đồng thời là bộ phận không thể thiếu trong chuỗi mắt xích của hệ sinh thái, góp phần hỗ trợ sự sống của các loài động – thực vật dưới nước và trên cạn khác. Thế nhưng, hiện tại, điều gì đang xảy ra với những đàn cá xinh đẹp trong lòng đại dương xanh thẳm?

QUẦN THỂ CÁ BIỂN ĐANG GIẢM DẦN

 Nguồn cá biển trên toàn cầu đang suy giảm nhanh chóng. Ảnh: Wallpaper Flare

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình biến đổi khí hậu, nhiều chuyên gia đại dương và các nhà sinh học biển đã báo động về sự suy giảm nhanh chóng của nguồn cá biển trên toàn cầu. Giáo sư Sean Anderson (chủ tịch chương trình ESRM thuộc Đại học bang California tại quần đảo Channel) nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến sự cạn kiệt của hàng loạt loài cá ở khắp các đại dương trên thế giới. Bởi vì phần lớn nguồn cá toàn cầu đã và đang bị đánh bắt quá mức, thậm chí tối đa”.

MỘT SỐ KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT

Các chuyên gia cho biết, một số vùng nước đã không còn khả năng hồi phục như Địa Trung Hải hay vùng biển Caribbean. Sự khai thác san hô quá đà của con người đã hủy diệt hệ sinh thái tự nhiên ở nơi đây mãi mãi. Ngày nay, Biển Đen bị loài sứa thống trị do hậu quả của việc đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường từ một số ngành công nghiệp thời Liên Xô.

 Biển Đen đang bị loài sứa thống trị. Ảnh: The Moscow Times

Bên cạnh đó, vùng biển Tây Phi cũng đang là điểm nóng mới. Cristina Mittermeier, nhà sáng lập của tổ chức SeaLegacy, giải thích: “Một phần tư nguồn cá cung cấp cho các nước trong khối Liên minh châu Âu được đánh bắt ngoài vùng biển châu Âu, trong đó, phần lớn đến từ vùng Tây Phi trù phú”. Cô cũng lưu ý rằng, một vấn đề khác mà các loài cá phải đổi mặt là thành phần hóa học của đại dương đang thay đổi nhanh chóng do sự bão hòa carbon (một phần từ khí CO2 trong không khí) và sự gia tăng của nước ngọt từ hiện tượng băng tan. Do đó, một số quần thể cá đã biến mất và không thể hồi phục được nữa.

NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG LÀ GÌ?

“Thật đáng ngạc nhiên khi mối đe dọa lớn nhất đối với tất cả loài cá trong các đại dương không phải do ô nhiễm môi trường, mặc dù yếu tố này đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời đại vi nhựa hiện nay”, Cristina Mittermeier chia sẻ. Vậy đâu mới là gốc rễ của vấn đề này? Câu trả lời có lẽ sẽ khiến bạn khó lòng ngờ tới. Đó chính là chính sách trợ cấp của chính phủ các nước cho những đội tàu lớn đi đánh bắt xa bờ. Ví dụ, ở Tây Ban Nha, cứ mỗi 3 con cá được đánh bắt, chính phủ sẽ trợ cấp cho 1 con. Hoa Kỳ cũng là quốc gia mạnh tay trợ cấp cho ngành ngư nghiệp và góp phần dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức. Cô bức xúc: “Dường như một số chính quyền chú trọng phát triển ngành công nghiệp đánh bắt trong một thời gian ngắn nhiều hơn quan tâm đến sức khỏe lâu dài của các đại dương bao quanh chúng ta”.

Đồng ý với quan điểm của Cristina Mittermeier, giáo sư Sean Anderson phát biểu: “Những khoản trợ cấp này có thể dẫn đến sự đánh bắt quá mức. Cá biển bị khai thác liên tục trước khi chúng kịp sinh sản. Vì thế, quần thể cá đang trên đà suy giảm. Chắc chắn rằng ô nhiễm có tác động lớn đến vấn đề này. Nhưng việc lạm dụng, khai thác quá mức mới là nguyên nhân trực tiếp”.

 Ảnh: The Future Economy

Thực ra, tình trạng này đã kéo dài trong nhiều thập kỷ. Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc được công bố vào năm 2018 ghi nhận rằng, từ năm 1961 đến nay, mức tăng trưởng toàn cầu trong tiêu thụ cá biển tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số. Báo cáo cũng xác định một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngư nghiệp trong thời điểm hiện tại là trữ lượng cá biển đang thấp hơn ngưỡng bền vững sinh học.

Giáo sư Sean Anderson nhấn mạnh: “Chúng ta có thể nhìn thấy tác động ghê gớm của tình trạng này một cách rõ ràng trên toàn cầu. Đối với một đất nước giàu có như Hoa Kỳ, điều này nghĩa là họ sẽ có ít sự lựa chọn hơn và bữa ăn không còn phong phú như trước. Thế nhưng, ở các vùng nông thôn rộng lớn khác trên thế giới (nơi cá biển là nguồn protein chính), người dân có rất ít thức ăn thay thế. Mối quan ngại lớn nhất chính là suy dinh dưỡng, thậm chí là chết đói. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở Đông Nam Á, châu Đại Dương và phần lớn khu vực châu Phi ở Xích đạo”.

SỰ SUY GIẢM CÁ BIỂN TRONG CÁC ĐẠI DƯƠNG SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN MÔI TRƯỜNG?

Các chuyên gia cảnh báo rằng, một số tình huống xấu nhất mà chúng ta từng dự đoán đang dần trở thành hiện thực. Sự cạn kiệt cá biển ở Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi cá trích (nguồn thức ăn chính của cá hồi) bị đánh bắt quá mức, trở thành nguyên nhân dẫn đến mối đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng đối với loài cá voi sát thủ (cá voi sát thủ phụ thuộc vào nguồn thức ăn chính là cá hồi). Bên cạnh đó, việc khai thác cá quá mức sẽ tác động tiêu cực lên hệ sinh thái đại dương và ven biển trên toàn cầu.

 Loài cá voi sát thủ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Visits Anjuans

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN VẤN ĐỀ NÀY?

Muốn góp phần tạo ra những thay đổi tích cực cho đại dương và môi trường biển, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ cá biển đánh bắt tự nhiên và chủ động tiêu dùng hải sản bền vững có chứng nhận chất lượng rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi người bán cá hoặc nhân viên phục vụ nhà hàng về nguồn gốc của hải sản. Trong thực tế, hầu như không ai làm điều này. Và đó chính là lý do chúng ta đang vô tình gây ra áp lực quá lớn cho ngành ngư nghiệp. Theo giáo sư Sean Anderson, bạn nên tải xuống ứng dụng Monterey Bay Aquarium’s Seafood Watch để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.

Ngoài ra, Cristina Mittermeier đề nghị chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng vai trò của các khoản trợ cấp dành cho ngành đánh bắt thủy hải sản của chính phủ với tư cách là một công dân chân chính, đồng thời ủng hộ việc xây dựng các khu vực bảo tồn nhằm phục hồi nguồn cá biển tự nhiên.

Elle.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/the-gioi-muon-mau/co-phai-dai-duong-dang-can-kiet-ca-bien-20200626103534970.htm



  Các Tin khác
  + Lễ hội đường phố festival Ninh Bình mang tinh hoa di sản, quảng bá du lịch (11/11/2022)
  + Non thiêng Yên Tử (10/11/2022)
  + Hà Nội trong tốp điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất (09/11/2022)
  + Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ được giới thiệu tại London, Anh (08/11/2022)
  + Lần đầu tiên tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình (04/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO DU LỊCH “TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MÙA LỤT” TẠI QUẢNG BÌNH (03/11/2022)
  + ĐẾN HÀ GIANG, NGẮM HOA TAM GIÁC MẠCH ĐANG MÙA NỞ RỘ (02/11/2022)
  + Khovd - thành phố của lịch sử (22/10/2022)
  + Du lịch Cần Thơ: Tìm giải pháp để thu hút khách từ Hà Nội (21/10/2022)
  + Du lịch châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc: Cơ hội đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế (20/10/2022)
  + Bình Định đón tàu du lịch quốc tế thứ 2 trong 10 ngày qua (18/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (17/10/2022)
  + Ngôi làng ở Thụy Sĩ không có xe hơi, đẹp như chốn cổ tích (04/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (24/08/2022)
  + Bình yên làng cổ Phước Tích (20/08/2022)
  + KHUNG CẢNH TUYỆT ĐẸP THEO MÙA Ở ĐẠI LỘ DAWN REDWOOD (18/08/2022)
  + Vẻ đẹp trong suốt của hồ Baikal - hồ nước bị đóng băng hoàn toàn ở Nga (21/02/2022)
  + 8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc (10/02/2022)
  + 7 HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI (03/02/2022)
  + ĐỀN TA PROHM VÀ CÂU CHUYỆN VỀ SỰ NGỰ TRỊ CỦA NHỮNG RỄ CÂY KỲ DỊ (27/01/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 13
Total: 66138417

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July