Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Chuyện lạ đó đây >
  Phát triển du lịch Đường Lâm: “Chảy” cùng đương đại Phát triển du lịch Đường Lâm: “Chảy” cùng đương đại , Người xứ Nghệ Kiev
 

 28/11/2019 

 
 

(HNMCT) - Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) từ lâu đã được biết đến với những giá trị văn hóa nổi bật của một ngôi làng Việt cổ còn được bảo tồn, gìn giữ đến ngày nay. Tuy nhiên, nhiều năm qua Đường Lâm vẫn “loay hoay” với bài toán phát triển du lịch, thậm chí lượng khách đến ngôi làng cổ này bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Đường Lâm sẽ phải làm gì để mạch nguồn văn hóa truyền thống ấy vẫn “chảy” cùng nhịp sống đương đại, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của điểm đến này?

Du khách tham quan làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Linh Tâm

Bảo tàng “lối sống nông nghiệp”

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 40km về phía Tây, ở vị trí đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy”, lưng tựa vào núi Tản, mặt hướng ra sông Hồng, làng cổ Đường Lâm được biết đến như một bảo tàng “sống” còn lưu giữ những giá trị văn hóa nổi bật của một ngôi làng Việt cổ. Không chỉ là vùng đất “hai vua” - quê hương của hai vị anh hùng dân tộc là Bố Cái Đại vương Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và Ngô Quyền (thế kỷ X), Đường Lâm còn là quê hương của nhiều bậc sĩ phu, khoa bảng nổi danh.

Trải qua hàng nghìn năm với những biến thiên lịch sử, Đường Lâm còn lưu giữ trong mình hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với mật độ dày đặc, gồm 20 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp thành phố, gần 100 ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm, gần 1.000 ngôi nhà truyền thống kiểu nông thôn Bắc Bộ và các cổng nhà, ngõ xóm còn nguyên vẹn những giá trị kiến trúc, mỹ thuật độc đáo. Bên cạnh đó là hàng loạt di sản phi vật thể, di sản tư liệu minh chứng cho bề dày văn hóa lịch sử của ngôi làng như: Di chỉ khảo cổ Bến Mả (Văn Miếu) thuộc thời đại Đá mới, hơn 2.000 trang văn bản Hán Nôm ghi chép thần phả của làng, gia phả của các dòng họ, gia đình, hệ thống bia ký, hoành phi, câu đối cùng một loạt các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội đình Mông Phụ, Lễ giỗ vua Phùng Hưng, hội vật chùa Ón, Lễ giỗ vua Ngô Quyền... Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể này thực sự là khối tài sản có giá trị mà người dân Đường Lâm đã kế thừa, giữ gìn và bồi đắp qua nhiều thế hệ.

Nếu như phố cổ Hội An (Quảng Nam) và khu phố cổ Hà Nội được mệnh danh là những “bảo tàng lối sống đô thị” thì Đường Lâm được coi là “bảo tàng lối sống nông nghiệp”, không chỉ bởi không gian cảnh quan của một ngôi làng cổ với cây đa, giếng nước, sân đình, những mái nhà cổ, tường đá ong..., mà còn bởi ở Đường Lâm, lối sống thuần nông vẫn hiện hữu rõ nét. Bên cạnh nghề trồng lúa, hoa màu, người dân nơi đây còn lưu giữ nhiều tri thức dân gian trong các nghề phụ như: Làm bánh chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng, bánh chè xanh, tương nếp; nhuộm nâu, chít bùn, may áo tứ thân, năm thân, yếm, áo cánh... Tất cả những dồi dào vốn cổ ấy đều có thể trở thành nguồn lực làm giàu cho tiềm năng du lịch của vùng đất Đường Lâm hôm nay.

Tăng sức hấp dẫn

Năm 2005, làng cổ Đường Lâm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Với những tiềm năng, thế mạnh của mình, Đường Lâm đã tìm hướng phát triển du lịch kết hợp với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và đã đạt được một số thành quả nhất định. 5 năm qua (2014 - 2019), Đường Lâm đã đón hơn 70 vạn lượt du khách tham quan, trong đó có khoảng 3 vạn lượt khách quốc tế; thu phí đạt 7,5 tỷ đồng. Hiện đã có hơn 100 hộ dân (chiếm khoảng 10% tổng số hộ) trong làng tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ, nhà hàng, homestay phục vụ du khách.

Tuy nhiên, có một thực tế là khoảng 2 năm trở lại đây, lượng khách đến Đường Lâm có dấu hiệu chững lại, tỷ lệ tăng trưởng chậm, không tương xứng với tiềm năng vốn có. Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, gần đây, Đường Lâm đã “bớt đẹp” bởi nhiều nhà cổ bị phá bỏ để xây nhà hiện đại do nhu cầu về chỗ ở của người dân ngày càng lớn; hàng quán được dựng lên khắp nơi một cách tự phát, phá vỡ không gian, cảnh quan của làng cổ; vệ sinh môi trường không đảm bảo, chưa có nhà vệ sinh công cộng cho du khách; có hiện tượng chèo kéo, xin tiền du khách... Mặc dù đời sống được cải thiện nhưng những nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trước đây của người dân đã ít nhiều bị phai nhạt... “Đó là điều đáng tiếc bởi khi đã mất đi cái hồn thì ngôi làng sẽ khó giữ được sức hấp dẫn với du khách”, ông Đạt chia sẻ.

Ví du lịch Đường Lâm hiện giống như cảnh “chờ sung rụng”, nghĩa là mới chỉ khai thác cái vốn có mà chưa nghĩ tới việc tạo nên các sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn du khách, ông Nguyễn Văn Tài, CEO Công ty du lịch Vietsense Travel cho rằng, Đường Lâm cần chủ động định hình sản phẩm để hút khách đến. Muốn vậy, cần biết cách quảng bá bằng nhiều hình thức như: Tạo các sự kiện, phim trường hoặc có những tay máy chuyên chụp những góc ảnh đẹp để du khách check-in và đưa lên mạng xã hội. Đấy là cách để lan tỏa hình ảnh hiệu quả nhất mà các điểm đến quốc tế đang tận dụng.

Bài toán nan giải nhất của Đường Lâm vẫn chưa được giải quyết triệt để nhiều năm qua là việc hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển. Với quan điểm “bảo tồn thích nghi”, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc bảo tồn nguyên trạng với một di sản “sống” như Đường Lâm là không thể. Vì thế, phải thống nhất được nguyên tắc “bảo tồn thích nghi”, xác định yếu tố cần bảo tồn chính là các hình thái kiến trúc, không gian làng cổ với lối sống của cư dân nông nghiệp... Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương có thể ngồi lại cùng các chuyên gia, kiến trúc sư để tìm ra mô hình nhà cổ phù hợp nhất như cách Hội An đã làm. Đó có thể là những ngôi nhà 1 - 2 tầng xây mới nhưng được thiết kế theo phong cách kiến trúc của làng cổ. Làm được như vậy, Đường Lâm vừa giải quyết được nhu cầu về chỗ ở của người dân, vừa bảo đảm hài hòa yếu tố kiến trúc của làng cổ. Đấy là cách bảo tồn tự nhiên và mang lại nguồn lợi cho người dân từ việc phát triển du lịch.  

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho rằng, chính quyền và người dân Đường Lâm cần tìm hướng phát triển phù hợp nhất trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên. Để mang lại hiệu quả bền vững, người dân Đường Lâm cần được hưởng lợi từ du lịch thông qua mô hình du lịch cộng đồng, bởi họ là lực lượng chính trong việc bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương. Cùng với đó, việc Đường Lâm vừa được Sở Du lịch Hà Nội công nhận là điểm đến của thành phố cũng sẽ góp phần không nhỏ tạo dựng uy tín các điểm đến chất lượng, hấp dẫn, mang tính đặc thù cho du lịch Thủ đô...

 

  Các Tin khác
  + Lễ hội đường phố festival Ninh Bình mang tinh hoa di sản, quảng bá du lịch (11/11/2022)
  + Non thiêng Yên Tử (10/11/2022)
  + Hà Nội trong tốp điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất (09/11/2022)
  + Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ được giới thiệu tại London, Anh (08/11/2022)
  + Lần đầu tiên tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình (04/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO DU LỊCH “TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MÙA LỤT” TẠI QUẢNG BÌNH (03/11/2022)
  + ĐẾN HÀ GIANG, NGẮM HOA TAM GIÁC MẠCH ĐANG MÙA NỞ RỘ (02/11/2022)
  + Khovd - thành phố của lịch sử (22/10/2022)
  + Du lịch Cần Thơ: Tìm giải pháp để thu hút khách từ Hà Nội (21/10/2022)
  + Du lịch châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc: Cơ hội đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế (20/10/2022)
  + Bình Định đón tàu du lịch quốc tế thứ 2 trong 10 ngày qua (18/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (17/10/2022)
  + Ngôi làng ở Thụy Sĩ không có xe hơi, đẹp như chốn cổ tích (04/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (24/08/2022)
  + Bình yên làng cổ Phước Tích (20/08/2022)
  + KHUNG CẢNH TUYỆT ĐẸP THEO MÙA Ở ĐẠI LỘ DAWN REDWOOD (18/08/2022)
  + Vẻ đẹp trong suốt của hồ Baikal - hồ nước bị đóng băng hoàn toàn ở Nga (21/02/2022)
  + 8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc (10/02/2022)
  + 7 HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI (03/02/2022)
  + ĐỀN TA PROHM VÀ CÂU CHUYỆN VỀ SỰ NGỰ TRỊ CỦA NHỮNG RỄ CÂY KỲ DỊ (27/01/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65083306

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July