Hòn Bà – Ngôi miếu ở Vũng Tàu, từ bao đời nay được biết đến như là một nơi thờ bái linh thiêng của người dân miền biển nơi đây. Đặc biệt là con đường độc đáo rẽ đôi biển khi thủy triều xuống để dẫn lối vào miếu cũng bí ấn đến lạ lùng.
Đảo Hòn Bà, một hòn đảo nhỏ nẳm ở vùng biển Bãi Sau.
Xem Video: Hòn Bà Vũng Tàu - Địa chỉ du lịch tâm linh
Hòn Bà là một hòn đảo lớn thứ 3 nằm trong số 16 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo Côn Đảo. Hòn đảo này nằm ở vùng biển Bãi Sau (TP. Vũng Tàu), cách mũi Nghinh Phong khoảng 200m với diện tích khoảng 5.000m2. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với miếu thiêng Hòn Bà mà còn được biết đến là một hòn đảo tuyệt đẹp của Côn Đảo với hệ sinh thái biển, rừng đa dạng không đâu có được.
Miếu Hòn Bà
Ngôi miếu thiêng nằm trên đảo Hòn Bà. Nguồn: 12dulich_com
Không biết từ bao giờ, miếu Hòn Bà đã trở thành một địa điểm linh thiên không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Tương truyền, năm 1781, một hương chức thôn hội làng Thắng Tam đã dựng nên miếu Bà trên Hòn Bà để thờ cúng bà Thủy Long thần nữ với với mong muốn cầu bà sẽ che chở cho những người dân nơi đây có một chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió.
Ngôi miếu trở thành nơi thờ cúng linh thiêng của người dân. Nguồn: vietnamnet_vn
Năm 1939 một sỹ quan người pháp tên Archi-nard cho bắn bể miếu nhưng chỉ có một phát trúng vào góc miếu. Viên sĩ quan này đã bỏ mạng tại đây do một lần bất cẩn khi dùng súng. Vì vậy người pháp đặt tên cho hòn đảo là Archi-nard, nhưng người dân Vũng Tàu vẫn quen gọi tên là miếu Hòn Bà. Sau này một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Vũng Tàu lập nghiệp đã đứng ra quyên góp tiền của để sửa chữa ngôi miếu vào năm 1971.
Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa miếu Hòn Bà mới có hình dạng như hiện nay với chiều cao nổi trên mặt đất là 4m; bên trong là điện thờ các vị thần linh; bên dưới có một tầng hầm dài 6m, rộng 3m. Tuy rằng ngôi miếu Hòn Bà này chỉ đơn giản là những gian thờ nhỏ nhưng được xếp ngay ngắn, nhưng nơi đây luôn luôn nghi ngút khói hương từ tấm lòng thành kính của người dân nơi đây.
Người dân luôn đến miếu để cầu bình an cho một chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió. Nguồn: vietnamnet_vn
Mỗi năm, miếu Hòn Bà sẽ tổ chức cúng 4 lễ, dựa theo con nước, gồm: tháng giêng, tháng tư, tháng 7 và tháng 10 (âm lịch). Đặc biệt là vào những ngày tháng giêng, ngôi miếu sẽ có nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc được tổ chức. Chính vì vậy, khi đến thăm miếu trong những ngày này, du khách sẽ được trải nghiệm một không khí đặc biệt sôi động hoàn toàn khác biệt với những địa điểm khác.
Con đường kỳ lạ dưới biển sâu
Ngôi miếu Hòn Bà không chỉ đặc biệt về sự linh thiêng của nó mà còn được biết đến về sự kỳ lạ của con đường dẫn vào lối miếu thiêng.
Khi thủy triều rút con đường dẫn ra miếu Hòn bà hiện ra. Nguồn: baohaiquan_vn
Khi đến thăm ngôi miếu vào những ngày nước dâng, du khách chỉ có thể đi bằng ghe, đi bằng thuyền. Thế nhưng vào những ngày 14 và 15 âm lịch hàng tháng, vào buổi chiều, khi mà thủy triều rút xuống, một con đường đá sẽ dần hiện ra.
Con đường rộng nối đất liền đến với miếu Hòn Bà. Nguồn: vietnamnet
Nó hiện ra từ từ giữa lòng biển với những tảng đá gập ghềnh được xếp khá ngay ngắn thành một con đường dẫn từ bờ đến miếu Hòn Bà. Những tảng đá rất nhọn, sắc. Trên thân đá hầu như bám đầy hàu. Vỏ hàu sắc, đá trơn trượt, nên đi lại không mấy dễ dàng.
Hàu bám rất nhiều trên các hòn đá và có các cạnh sắc nhọn. nguồn vietnamnet_vn
Khi thủy triều dâng lên chỉ sau vài giờ, con đường rẽ đôi biển biến mất như chưa bao giờ xuất hiện, chỉ còn từng mặt biển trong xanh với những gợn sóng lăn tăn. Đây chính là điều kỳ lạ và huyền diệu của con đường dẫn vào miếu Hòn Bà.
Khi thủy triều dâng con đường biến mất như chưa bao giờ xuất hiện. Nguồn: 24h_com_vn
Thế nhưng trong một tháng chỉ có vào ngày 14 và 15, du khách mới có thể được trải nghiệm để đi trên con đường này, vì vậy mặc dù với du khách mới đến lần đầu, con đường sẽ rất khó khăn nhưng ai cũng muốn được một lần trải nghiệm cái cảm giác tuyệt vời khi bước trên con đường dẫn vào miếu thiêng, vừa đi vừa tận hưởng làn nước biển mát lạnh dưới chân và mùi gió biển nồng nàn, như quên đi những bực dọc và lo toan trong cuộc sống thường ngày, chỉ còn tâm hồn thanh thản, một lòng cầu mong điều may mắn từ bà Thủy Long thần nữ.
Như vậy, Hòn Bà vẫn luôn là một địa điểm tồn tại đặc biệt đối với người dân cũng như du khách gần xa. Có lẽ không chỉ bởi sự kỳ lạ ngay từ con đường dẫn vào miếu mà chính từ sự thiêng liêng và cảm giác bình yên, nhẹ nhàng mà miếu Hòn Bà mang đến cho người mọi người khi ghé qua nơi này.