Bạch Long Vĩ như một chiến hạm không bao giờ chìm, bảo vệ vững chắc cửa ngõ Đông Bắc của Tổ Quốc_..
Đảo Bạch Long Vĩ an bình trong một sớm bình minh...
Theo Biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ huyện bạch Long Vĩ, đảo bạch Long Vĩ có nghĩa là "đuôi rồng trắng". Nhưng hòn đảo nhỏ tiền tiêu này còn có những tên gọi khác như: đảo Vô Thủy (đảo không có nước); Phù Thủy Châu (hòn ngọc nổi trên mặt nước); Hải Bào Châu (xứ sở của Bào ngư).
Đảo bạch Long Vĩ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, diện tích nổi 2,5 km2, có vị trí chiến lược quan trọng về Kinh tế, Kinh trị cũng như an ninh quốc phòng và đảo được ví như chiến hạm không bao giờ chìm, bảo vệ vững chắc cửa ngõ Đông Bắc Tổ quốc.
Ngược về lịch sử, vào năm 1887, pháp ký với nhà Thanh hoạch định biên giới lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảo bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam và được định danh trên bản đồ đúng với thực tế khai phá của người Việt hàng ngàn năm tại đây.
Xem Video: ngỡ ngàng với cảnh đẹp hoang sơ đảo bạch Long Vĩ
Những năm đầu thế kỷ XX, trên đảo bạch Long Vĩ vẫn thưa thớt dân sinh sống do không có nước ngọt. Nhưng do nằm giữa ngư trường Vịnh Bắc Bộ nên bạch Long Vĩ lại là nơi tránh trú bão ưa thích của các ngư dân Việt Nam đi đánh cá.
Năm 1920, khi đảo bạch Long Vĩ tìm thấy nguồn nước ngọt, nhân dân các vùng Quảng Yên (Quảng Ninh, Việt Nam) tới đây lập nghiệp ngày một nhiều. Năm 1937, triều đình phong kiến nhà Nguyễn (thời kỳ vua Bảo Đại) đã phái người tới lập đồn và thiết lập chế độ Lý trưởng ở đây_
"Mắt thần" soi sáng Biển Đông trên đảo bạch Long Vĩ.
Sau kháng chiến chống pháp và hòa bình lập lại ở miền Bắc, ngày 15/2/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 049 - TTg quy định đảo bạch Long Vĩ là một xã trực thuộc Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng.
Theo đó, từ 1957 - 1959, xã bạch Long Vĩ thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ năm 1958 đến trước ngày 5/8/1964, trên đảo có 160 hộ dân làm nghề đánh cá và bộ đội thuộc Đội 152 Quân khu tả ngạn có nhiệm vụ canh giữ đảo trước sự dòm ngó của các thế lực ngoại bang.
Vào những năm tháng chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ, quân và dân bạch Long Vĩ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại đây.
Sau chiến tranh chống Mỹ cứu nước, do tầm quan trọng của đảo bạch Long Vĩ, ngày 18/11/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 106/TTg về việc thành lập huyện bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng.
Sau bao thăng trầm và biến động của lịch sử, tính đến thời điểm hiện tại, bạch Long Vĩ đang có 242 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu sinh sống và giữ gìn an ninh tại đây.
Cuộc sống người dân bạch Long Vĩ cũng theo đà phát triển cùng cả nước khi đã dần đi vào ổn định, không có hộ nghèo. Nhiều cặp vợ chồng trẻ xung phong ra đảo lập nghiệp đã sinh con đẻ cái trên đảo, yên tâm kiến tạo Kinh tế và bảo vệ chủ quyền.
Được biết, đã có trên 100 cháu nhỏ sinh ra và lớn lên ở hòn đảo tiền tiêu này và ngày càng có nhiều đơn vị thanh niên xung phong của Hải Phòng ra đây sinh sống và bảo vệ chiến hạm tiền đồn của quê hương này.