Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Những điều lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết Những điều lưu ý khi bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết , Người xứ Nghệ Kiev
 

VOV.VN - Để làm nên một phong vị ngày Tết, thì bàn thờ là nơi quan trọng nhất, bởi đó là nơi mà con người ta dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh...

Ngày Tết, đứng trước bàn thờ tổ tiên, trong mờ ảo khói trầm thì thẳm sâu trong tâm thức con người ai ai cũng hướng về cội nguồn, tâm linh. Mọi người thành kính dâng lên tổ tiên, thần linh những ước nguyện trong lòng. Trong những ngày Tết, người ta mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất, cùng các đấng thần linh về để cung phụng, thờ cúng, tỏ lòng hiếu kính với các đấng sinh thành, bảo hộ.

Để làm nên một phong vị ngày Tết, thì bàn thờ là nơi quan trọng nhất, bởi đó là nơi mà con người ta dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Nhưng với người Việt, thì nó vẫn mang một nét chung, đều là thể hiện sự trang trọng, sự thành kính trong tâm thức của con người.

Việc trang trí bàn thờ là công việc được chú trọng đầu tiên của một cái Tết, thường thì việc này do chính tay gia chủ thực hiện để tỏ lòng hiếu kính. Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ được thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ đi cho đỡ đầy bát hương), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm (thường là ngũ vị hương) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Rồi tất cả được sắp đặt lên bàn thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng.

Trong cách bày biện bàn thờ, người ta thường bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị - là tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của các đối tượng được thờ cúng, nếu cầu kỳ thì bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ. Do hầu hết các gia đình đều chỉ có một nơi thờ tự, do đó sẽ “phối thờ” cả gia tiên nhiều đời và cả thần linh, cho nên thường thì vị trí này là bài vị chung cho tất cả. Hai bên Bài vị chung, thì bố trí hoặc bài vị, hoặc ảnh thờ của những người đã khuất thân cận trong gia đình như ông bà, cha mẹ v.v.. tùy theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trái, phải, trước, sau.

Trước các bài vị bố trí lư hương, tùy theo kích cỡ bàn thờ, mà chọn cho vừa. Thông thường, để cho đẹp, thì lư hương ở chính giữa có kích thước lớn nhất. Trên bàn thờ nhất thiết phải có 2 ngọn đèn, hoặc đèn dầu, hoặc nến, để đốt lên mỗi khi hành lễ. Trên bàn thờ, phía phải và phía trái sẽ bố trí thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng, đế đèn. 

Ngoài các hạng mục thiết yếu như trên, thì tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm các đồ thờ tự quý giá khác như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc v.v. Tất cả đều được bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương, thấp hơn và phải sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm-Dương “tả dương, hữu âm” “tả nam, hữu nữ”...

nhung dieu luu y khi bai tri ban tho gia tien ngay tet hinh 0
Ảnh minh họa

Hương dùng để thắp trên bàn thờ ngày tết, hoặc dùng hương vòng, hoặc hương nén. Có nơi người ta dùng cây “hương sào” lớn, mục đích là để cháy được lâu, đảm bảo duy trì liên tục trong các ngày Tết.

Hoa trên bàn thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa, đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này. Ngoài ra, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, thường cắm một cành đào, hoặc một cành mai trong lọ sứ lớn đặt trên bàn thờ. Các loại hoa được chọn để lên bàn thờ, thường là các loại hoa có mùi hương thơm, như hoa huệ, hoa ly, hoa cúc... tránh những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt.

nhung dieu luu y khi bai tri ban tho gia tien ngay tet hinh 1
Ảnh minh họa 

Mâm ngũ quả - Đây là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy- hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường” : Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín”... Người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt. 

Đặc biệt là chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông-tròn, âm-dương. Tuy là 5 thứ quả, những cũng không nên tùy tiện, các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí, hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…

Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì bánh chưng, bánh dày là hai thứ tượng trưng cho Trời – Đất, nó cũng là thứ bánh làm bằng lương thực, tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng, là lễ vật không thể thiếu. Khi bày lễ, chú ý rằng bánh chưng phải để theo cặp (2 chiếc) cho trọn vẹn quan hệ phu - phụ thuận hòa.

Ngoài các lễ vật trên, thì sẽ có thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.

Tết đến, Xuân về, trang hoàng nơi thờ tự là một việc làm để thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, lòng kính ái với thần linh. Cần thành tâm, thiện ý, tránh những suy diễn, bày biện rườm rà, vừa tốn kém lại không đúng với ý nguyện của tiền nhân./.

Nguyễn Trọng Tuệ CLB Phong thủy Thăng Long
http://vov.vn/doi-song/nhung-dieu-luu-y-khi-bai-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-tet-474661.vov



  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65220561

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July