Ngồi trong thời gian dài chắc chắn sẽ là điều bất lợi cho sức khỏe của bạn. Nghiên cứu so sánh hành vi ít vận động với hút thuốc, được công bố trên tạp chí khoa học Mayo Clinic Proceedings, cảnh báo rằng hành vi ít vận động có thể làm giảm nhiều năm tuổi thọ.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas đã nhấn mạnh thêm đề tài tranh luận này. Họ phát hiện ra rằng đứng 6 tiếng đồng hồ/ngày có thể có tác dụng giảm 1/3 lượng mỡ trong cơ thể. Đứng thẳng 1/4 thời gian trong ngày (6 giờ) thay vì ngồi ở bàn, trước màn hình hình tivi hay ngồi trên xe tới nơi nơi làm việc có khả năng giảm 32% nguy cơ mắc béo phì.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng đưa ra cảnh báo về tác hại của việc ít vận động tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết họ không chắc chắn liệu thời gian đứng như vậy có tích cực không.
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xem xét những thói quen của hơn 7.000 người lớn và tiến hành so sánh chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), tỷ lệ phần trăm và kích thước vòng eo. Theo đó, họ phát hiện ra rằng những người đàn ông đứng 1/4 (6 giờ) thời gian trong ngày có khả năng giảm 32% lượng mỡ cơ thể, đứng 12 giờ giảm 59%. Nhưng thời gian đứng nhiều hơn 3/4 thời gian một ngày (18 giờ) không liên quan tới khả năng giảm nguy cơ béo phì.
Ở phụ nữ, đứng 1/4, 1/2 và 3/4 thời gian mỗi ngày có thể có tác dụng giảm số đo vòng eo 35%, 47% và 57%.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét liệu hoạt động thể chất là đứng có giảm rủi ro béo phì hay không. Họ tìm ra ra rằng trong số những người đáp ứng các nguyên tắc hoạt động thể chất (150 phút hoạt động vừa phải và/hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi ngày) kết hợp với việc đứng giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa ở cả nữ giới và nam giới.
Đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Kerem Shuval, thuộc trường Đại học Texas, cho biết đứng và di chuyển đem đến các lợi ích sức khỏe tuyệt nhất, nhưng đứng yên thì cũng chỉ tiêu hao năng lượng tương tự lúc ngồi.
Theo Afamily.vn
Nguồn giadinh.net.vn
http://giadinh.net.vn/song-khoe/cach-nhe-nhang-giup-giam-toi-1-3-luong-mo-thua-ma-khong-ton-suc-20151106091536739.htm