1. Ráy tai không hẳn là "sáp"
Ráy tai là chất sáp mẩu vàng ở bên trong tai, nó có kết cấu như sáp nhưng thực tế thì đó chỉ là tích tụ giữa các chất tiết ngoài tai (chủ yếu là bã nhờn và mồ hôi) trộn lẫn với tế bào chết rơi ra trong lỗ tai tạo thành và ráy tai không hề bẩn như bạn nghĩ.
2. Có hai loại ráy tai
Ráy tai cũng có sự di truyền qua các thế hệ. Có hai loại ráy tai, loại thứ nhất là ráy tai khô, màu xám, rất sạch, loại thứ hai là ráy tai ẩm, ươn ướt và có khi có mùi lạ. Ngoài ra ráy tai có thể tiết lộ chủ nhân của nó có bị hôi nách hay không.
3. Ráy tai giữ tai luôn sạch sẽ
Ráy tai được xem là vệ sĩ của cơ thể con người, nó ngăn cản sự xâm nhập của những hạt bụi bẩn hoặc côn trùng chẳng may chui vào tai, Hơn thế, ráy tai còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ thuốc sát trùng này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn.
4. Giúp tai không bị khô và ngứa
Thực tế thì khi bạn gỡ hết ráy tai ra khỏi tai sẽ tạo cơ hội ch bụi bẩn bay vào. Nghiêm trọng hơn nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ nhiễm trùng. Vì vậy không nên lấy ráy tai thường xuyên và không đụng tới chúng khi không cần thiết.
5. Ráy tai có thể tự làm sạch
Ráy tai của bạn không hề bẩn mà chúng tự rơi ra và làm sạch tai. Khi bạn nói chuyện, hát, nhai thức ăn, hoặc nghiêng tai thì ráy tai tự rơi ra và làm sạch tai. Thực ra không cần phải lấy ráy tai thường xuyên, nhiều người có thói quen ngày nào cũng dùng tăm bông để lấy ráy tai điều này không tốt, bạn không cần phải làm gì cả, ngoại trừ việc thỉnh thoảng lau sạch tai ngoài bằng khăn mềm.
6. Tắc nghẽn ráy tai gây mất thính lực
Nếu tai bạn có những dấu hiệu như đau dai dẳng, ù tai, đau tai, khả năng nghe giảm… thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý an toàn và kịp thời vì có những dâu hiệu như trên có thể bạn đã mất một phần thính lực.