Thực tế cho thấy, người ta phân ngủ ngáy theo mức nặng nhẹ. Nếu ngáy đều đều không gây khó chịu cho người xung quanh - đó là mức độ nhẹ. Nếu cũng ngáy đều nhưng ở mức độ mạnh hơn thì đó là bệnh ngáy mức độ vừa. Còn nếu như ngáy mạnh như kéo gỗ, có người còn gọi là ngáy như “sấm” - đó là mức độ nặng.
Nếu ngáy mạnh hơn nữa, cả nhà rất khó chịu và có khi ảnh hưởng cho người khác thì đó là bệnh ngáy ở mức độ rất nặng.
Theo nghiên cứu, thông thường người mắc chứng ngủ ngáy thường có những đặc điểm giống nhau như: Do béo nên thiếu cằm, cổ béo nhiều mỡ và những cơ bắp ở mặt phát triển mạnh. Cùng đó là vòm miệng nhỏ, lưỡi to, cổ họng hẹp, thường có hạch lớn ở vòm họng mà có người sống mũi bị gãy. Như vậy là có sự khác thường về giải phẫu ở vòm họng hoặc do có thịt thừa hoặc u cục phát sinh ở họng làm cản trở đường thở.
Nguyên nhân” gây nên chứng ngáy ngủ
– Do bị cảm lạnh, dị ứng hay mắc phải chứng sùi vòm họng.
– Thường xảy ra phổ biến ở những người nặng cân, béo phì.
– Do mắc phải chứng viêm xoang mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng.
– Uống rượu và sử dụng thuốc ngủ nhiều.
– Cũng có thể là do di truyền.
Các phương pháp chữa bệnh ngủ ngáy đơn giản
Nếu ngáy nhẹ, không gây ảnh hưởng xấu thì không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần vận dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế và giảm ngáy như:
+ Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.
+ Tránh uống rượu, hút thuốc, cà phê và các loại thực phẩm béo trước khi đi ngủ thì nó sẽ làm cho cơ bắp cổ họng của bạn giãn ra đồng thời thu hẹp đường thở. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm béo sẽ hạn chế luồng không khí của bạn bằng cách đẩy cơ hoành lên. Một điều lưu ý là bạn cần tránh uống rượu ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ vì rượu sẽ là một thứ “”siêu an thần” khi uống quá gần giờ ngủ.
+ Nên ăn cá thay vì thịt đỏ. Thịt đỏ thường là một nguyên nhân gây nên ngủ ngáy vì thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, nếu ăn nhiều có thể gây co thắt các động mạch gây viêm, sưng cổ họng. Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng cá để giảm tình trạng ngáy ngủ.
Hút thuốc cũng có thể là một nguyên nhân gây ra ngáy ngủ và là một mối nguy hiểm cho sức khỏe nói chung.
+ Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn. Những người hay bị làm rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệt mỏi và giúp khỏi ngáy.
+ Bạn nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng hơn là nằm ngửa. Lý do là khi ngủ nằm ngửa thì lưỡi gà và quai hàm dưới sẽ sụp xuống làm cho đường họng hẹp bớt và hơi thở khó qua, có khuynh hướng trễ xuống làm bạn há miệng và dễ ngáy.
+ Ngậm mật ong trước khi ngủ nhanh chóng trị chứng ngủ ngáy. Mật ong có đặc tính chống khuẩn và kháng viêm giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn lưu thông không khí ở họng của bạn. Mật ong cũng giúp làm giảm sưng cổ họng của bạn.
+ Trước khi đi ngủ từ 2 – 3 tiếng bạn nên tránh xa các loại đồ uống có chứa cồn hoặc uống những loại thuốc có tác dụng an thần. Những loại thuốc này có chứa chất kích thích gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh làm cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn Đây là thủ phạm gây nên chứng ngủ ngáy.
+ Tăng độ ẩm cho phòng ngủ, bởi lẽ độ ẩm trong phòng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
+ Nên nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí.
+ Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ bởi nó có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới quá trình hô hấp của bạn trong khi ngủ, gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng sữa đậu nành thay cho sữa bò. Sữa bò sẽ làm bạn ngáy nhiều hơn đặc biệt ở những người không dung nạp lactose vì nó có thể làm tăng tắc nghẽn đường mũi, tăng lượng chất nhầy trong thực quản. Sữa đậu nành là một giải pháp lành mạnh thay thế sữa bò để giúp ngăn ngừa chứng ngáy ngủ.
Xử lý bệnh ngáy nặng
Nếu bị ngáy nặng người ta thường phải dùng phương pháp phẫu thuật:
+ Phẫu thuật tạo hình các bộ phận trong họng để lấy đi thịt thừa hạch ở vòm họng nếu có.
+ Giải phẫu bằng tia lasẹr để làm tăng thêm chiều rộng của đường họng.
+ Giải phẫu hàm, di chuyển hàm mục đích cũng để làm rộng đường thở.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài tập 6 bước chống ngáy ngủ sau:
Bước 1: Đẩy đầu lưỡi chạm vào ngạc cứng của vòm miệng, rồi kéo trượt lưỡi về phía sau (20 lần).
Bước 2: Cuộn và ép toàn bộ mặt lưỡi chạm vào vòm miệng (20 lần).
Bước 3: Ép phần lưng lưỡi xuống sàn miệng, trong khi giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của các răng hàm dưới (20 lần).
Bước 4: Nâng cao phần sau vòm miệng (ngạc mềm) và lưỡi gà trong khi phát âm nguyên âm "A" (20 lần).
Bước 5: Cho một ngón tay vào khoang miệng và sử dụng cơ mút đẩy nó ra bên ngoài (20 lần mỗi bên).
Bước 6: Luân phiên nhai và nuốt hai bên, cố gắng để lưỡi trong vòm miệng mà không co cuốn lại bất cứ khi nào ăn.
Minh Minh (Th)/Báo Gia đình và Xã hội
Nguồn giadinh.net.vn
http://giadinh.net.vn/song-khoe/meo-chua-ngu-ngay-don-gian-va-hieu-qua-20150908152100823.htm