Trong đông y, hến và trai có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt và giải độc.
Trai có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí.
Thời điểm mùa hè là thời gian những món ăn như trai, hến lên ngôi và xuất hiện thường xuyên trong các bữa cơm gia đình. Mang lại nhiều chất dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích, tuy nhiên trai và hến lại tiềm ẩn nhiều hiểm họa nếu người ăn không hiểu biết về nó.
Trong đông y, hến và trai có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt và giải độc.
Gây dị ứng
Trai, hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein có trong thủy sản. Những người thường hay bị dị ứng cơ địa thì không nên ăn.
Gây ngộ độc
Trong thức ăn của trai hến, có chứa một số loại tảo có chất độc. Những chất độc này tổn tại trong cơ thể trai, hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu không may ăn phải trai, hến có độc tố trên, nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.
Có thể nhiễm virut, vi khuẩn
Trong trai có chứa adonovirus, đây là loại virus làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm ở người. Nó có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Ngộ độc kim loại
Trai và hến đều sống ở nguồn nước ô nhiễm, chứa kim loại nặng như thủy ngân hay chì. Việc ăn phải trai, hến nhiễm kim loại sẽ khiến người ăn bị nhiễm độc kim loại, gây ra hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây khuyết tật thai nhi.
Khiến bệnh tồi tệ hơn
Những người mắc bệnh gút không nên ăn trai và hến, vì chúng khiến cho tình trạng bệnh lý của họ trở nên tồi tệ hơn.Trong 100 g thịt trai hến có chứa một lượng lớn lên tới 147 mg purin.
Chất này có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc bệnh gút tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.