Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Nguy cơ và cách ứng phó với chứng dị ứng thực phẩm Nguy cơ và cách ứng phó với chứng dị ứng thực phẩm , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dị ứng thực phẩm (DƯTP) có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như co thắt phế quản; cổ họng bị phù nề gây khó thở; shock... điều này có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng.


​Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng.
​Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng.
 

Hiện nay các chứng bệnh dị ứng đang phát triển rất nhanh, trong đó có dị ứng thực phẩm (DƯTP). Đây là một phản ứng hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nhất định. Ngay cả một số lượng nhỏ của thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng rất khó chịu, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nên cần được điều trị kịp thời.

Thực phẩm gây dị ứng là do có chứa nhiều histamin hoặc khi vào cơ thể qua chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra nhiều histamin và một số chất gọi là chất hóa học trung gian có tác dụng làm giãn mao mạch, thoát huyết tương gây phù nề tại chỗ, ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Triệu chứng DƯTP thường phát triển trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn. Đa số các bệnh DƯTP được kích hoạt bởi các protein nhất định trong: sữa bò, trứng, lạc, vừng, đậu nành, lúa mỳ, hạt quả cứng, cá, nghêu, sò, tôm, cua... Ngoài ra, yếu tố gây dị ứng trong thực phẩm còn có thể là các chất màu, chất bảo quản, chất phụ gia trong quá trình chế biến.

Yếu tố nguy cơ của DƯTP

Gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh em) có cơ địa dị ứng; người có nguy cơ cao dị ứng thực phẩm nếu mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng...; ngược lại nếu đã bị dị ứng với thực phẩm, có nguy cơ trở thành dị ứng khác; DƯTP phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Triệu chứng phổ biến nhất của DƯTP

Ngứa ran trong miệng; phát ban, ngứa hoặc eczema; sưng môi lưỡi, mặt và cổ họng, hoặc các bộ phận khác của cơ thể; thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở; đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa; chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu...

Ở một số người, DƯTP có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, bao gồm: co thắt phế quản; cổ họng bị phù nề gây khó thở; shock, với sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp; mạch nhanh, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức. Cấp cứu điều trị là rất quan trọng đối với phản ứng phản vệ. Nếu không điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Thuốc dùng trong dị ứng thực phẩm

Với các trường hợp DƯTP, việc dùng thuốc nhằm giảm nhẹ hoặc mất các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất là chống các phản ứng phản vệ. 4 loại thuốc thường dùng trong DƯTP là: epinephrin, kháng histamin, chống co thắt phế quản, corticoid. Chỉ định dùng thuốc còn tùy từng biểu hiện dị ứng nặng hay nhẹ ở mỗi trường hợp.

Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ (mày đay cấp), chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, dimedron, chlopheniramin... có thể giúp giảm triệu chứng. Các thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với một thực phẩm gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm nhưng bệnh nhân không được gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề.

Với các biểu hiện DƯTP nặng hơn thì cần phối hợp dùng vài loại thuốc uống hoặc tiêm, truyền

Epinephrin: Có vai trò nâng huyết áp, chống suy tim trụy mạch cấp. Phải dùng sớm, tiêm bắp nhanh trong vòng ít phút sau khi phản ứng dị ứng xảy ra. Dùng muộn dễ dẫn đến gia tăng dạng phản ứng phản vệ 2 pha, gia tăng tỷ lệ tử vong.

Thuốc kháng histamin: Dùng các kháng histamin có tác dụng nhanh để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Có thể dùng kháng histamin thế hệ 1 (chlopheniramin, alimerazin, cycloheptadin, meclizin) hoặc các kháng histamin thế hệ mới (cetirizin, acrivastin, loratidin), nhưng không được dùng terfenadin và astemizol vì hai thuốc này gây hiện tượng xoắn đỉnh đã bị nhiều nước cấm. Nhiều thuốc trong số này chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi, nên không được tự ý dùng cho bé. Thận trọng khi dùng cho người có chức năng gan thận suy giảm. Lưu ý thuốc kháng histamin thế hệ cũ gây ngủ gà, làm gia tăng tác dụng của các thuốc trầm cảm, làm suy hệ thần kinh trung ương, khi tiêm với liều cao có thể gây tụt huyết áp.

Thuốc chống co thắt phế quản: triệu chứng dễ thấy của DƯTP là phù thanh quản, đặc biệt ở người có bệnh hen thường bị cơn hen cấp, nên thường phải dùng thuốc kích thích thụ thể beta-2 dạng hít (salbutamol, salmeterol), có kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc có thể dùng loại ống hít phối hợp hai chất này.

Coticoid: được dùng để giảm cơn co thắt (dạng hít) dùng phòng phản ứng phản vệ muộn (dạng uống).

Khi dùng thuốc cần lưu ý, các thuốc kháng histamin và corticoid tuy có tác dụng đặc hiệu trong dị ứng nhưng đều có thể gây tác dụng phụ và tai biến đôi khi nghiêm trọng. Thuốc kháng histamin thường gây ù tai, chóng mặt, nặng đầu, choáng váng, buồn ngủ. Do đó, khi dùng thuốc không nên lái xe, làm việc ở trên cao, dễ gây tai nạn. Đối với corticoid dùng liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới phù nặng mặt, teo da, xốp xương, rối loạn chuyển hóa nhẹ hoặc nặng...

Phòng bệnh

Cần loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Luôn đọc nhãn thực phẩm sản xuất để đảm bảo chúng không chứa một thành phần đang bị dị ứng. Tăng cường tập luyện và dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Khi thấy các biểu biện DƯTP đến sớm và nặng lên nhanh thì cần đến bệnh viện ngay để được điều trị cấp cứu, không chậm trễ sẽ nguy hiểm tính mạng...



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1047918#ixzz3LzETfqc3 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65234577

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July