Độc tố cơ thể gồm yếu tố bên trong và bên ngoài, yếu tố bên trong do lâu ngày tích tụ các gốc tự do, chất bài tiết, cholesterol, mỡ, acid uric, acid lactate, nếu không được bài tiết ra ngoài, lâu dần sẽ tích lũy lại, gây ra các loại bệnh tật, giảm chất lượng sức khỏe và cuộc sống.
ảnh minh họa
Theo QQ News, khi bạn phát hiện mình có những tín hiệu sau, hãy lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe.
1. Táo bón lâu ngày
Các chất bài tiết trong đường ruột không được thoát ra ngoài. Ảnh Baidu
Các độc chất trong cơ thể chủ yếu được đào thải ra ngoài theo đường bài tiết. Nếu quá 3 ngày vẫn không bài tiết được, chất độc bị hấp thụ ngược lại vào cơ thể, gây cản trở nhu động ruột, trong bụng khó chịu, suy giảm chức năng và sức đề kháng cơ thể, hơi thở nặng mùi, mụn nhọt… Chất thải bài tiết từ đường ruột nếu tích tụ trong người lâu ngày sẽ gây nhiễm độc cho cơ thể, các bạn gái hay bị táo bón thường có dấu hiệu da dẻ không mịn màng, nổi mụn trứng cá.
2. Cơ thể mệt mỏi, vận động ì ạch
Thói quen ăn uống các loại thực phẩm nhiều đạm, nhiều mỡ sẽ tích lũy thêm độc tố trong người. Việc này sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể, khiến chúng ta luôn trong tình trạng uể oải, không có sức lực, khó thở mỗi khi vận động, người nóng, đổ nhiều mồ hôi, đau tức vùng eo, đau khớp các chi dưới…
3. Da dẻ sần sùi, xuất hiện những vết nám sẫm màu
Độc tố thể hiện trên da mặt dưới dạng vết nám sậm màu theo bách khoa - Ảnh Baidu
Nguyên nhân chính gây nám da chủ yếu do nội tiết thay đổi, uống thuốc tránh thai thời gian dài, tổn thương hoặc độc tố tích tụ tại gan, thói quen uống bia rượu, tia cực tím mặt trời chiếu lên vùng da không được bảo vệ… Người xưa thường có câu "nhất dáng nhì da", bạn gái nào cũng mong muốn mình có được một làn da mịn màng, khỏe mạnh, nhưng những vết nám đáng ghét xuất hiện không chỉ khiến bạn tăng thêm vài tuổi, mà chúng còn có thể là những tín hiệu báo động độc tố trong cơ thể bạn đang tích tụ nhiều.
4. Hơi thở nặng mùi
Theo đông y, hơi thở nặng mùi là do độc tố tích tụ trong phổi, tỳ (lá lách) theo đường miệng thoát ra ngoài
Đây là một trong những tín hiệu báo động tỳ phổi bị nóng, tiêu hóa không tốt, do ăn uống quá độ trong khi cơ thể không tiêu hóa nổi, ăn các đồ cay nóng, ăn nhiều thịt, hải sản, cơ thể mệt mỏi, lao lực quá độ, hoặc do các bệnh lý về răng miệng, chế độ vệ sinh không tốt
5. Mụn trứng cá, nổi mề đay mẩn ngứa
Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, ăn quá nhiều mỡ hoặc carbonhydrate, rối loạn nội tiết là tác nhân gây mụn trứng cá - Ảnh minh họa Baidu
Lỗ chân lông trên da được kết nối với tuyến dầu dưới da thông qua một ống được gọi là nang. Chất độc, bã nhờn trong cơ thể đi theo các nang để bài tiết ra lỗ chân lông. Độc tố và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài cùng tế bào da chết sẽ góp phần bít những nang này lại. Khi nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng lo âu, rối loạn nội tiết, lâu ngày khiến cho các cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng đặc biệt là chức năng thải độc của gan, thận, máu huyết lưu thông kém… dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa.
6. U bướu
Độc tố tích tụ lâu ngày sẽ gây suy giảm chức năng của lục phủ ngũ tạng. Theo quan điểm đông y, đây là nguyên nhân sinh ra các loại u bướu, và các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ gan, xơ cứng động mạch, mỡ máu, cao huyết áp, đột quỵ, liệt nửa người, tăng sinh tuyến vú, u xơ tử cung, đau ngực, khó thở, viêm phế quản… Cholesterol cao, sẽ tích lũy và bám vào các thành mạch máu, làm cho thể tích mạch máu bị thu hẹp lại. Đây là nguyên nhân gây nên các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, xơ cứng động mạch…