Một chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện, bảo vệ bộ xương trong cơ thể. Do đó, cần lựa chọn những đồ ăn, uống có ít a xít, giàu can xi và khoáng chất, đồng thời không quên bổ sung vitamin D.
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Giảm phosphate: Khi cơ thể tiêu thụ phosphate trực tiếp sẽ cản trở sự hấp thụ của canxi. Do đó cần loại bỏ nước ngọt, đồ uống có nhiều ga vì trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng phosphate cao.
Bỏ thuốc lá, giảm uống rượu: Những phụ nữ hút thuốc hoặc uống đồ uống có cồn mỗi ngày sẽ thấy xuất hiện nguy cơ cao đối với bệnh loãng xương. Bởi vậy phụ nữ nên hạn chế thuốc lá cũng như uống rượu để đảm bảo xương được chắc khỏe.
Hạn chế caffeine: Sự có mặt của caffeine một cách thường xuyên trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng tốc độ mất canxi của cơ thể thông qua đường tiểu. Mỗi ngày cố gắng không tiêu thụ quá một ly cà phê sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe.
Tăng cường beta carotene: Khi vào cơ thể, chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A có tác dụng thúc đẩy mô đường ruột khỏe mạnh, là cơ sở quan trọng để các chất dinh dưỡng được hấp thụ tối ưu. Beta carotene có nhiều trong các loại rau của màu vàng, vàng cam như bí đỏ, cà rốt… Ngoài ra nó cũng có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm.
Bổ sung magie: Đây cũng là một thành phần không thể thiếu của xương và rấ cần thiết cho các phản ứng sinh hóa liên quan đến việc phát triển xương, giữ xương chắc khỏe. Một chế độ ăn dù có hàm lượng canxi cao, nhưng magie thấp hay thiếu thì vẫn xuất hiện nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Magie được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, rong biển và thịt gà. Nên bổ sung magie hàng ngày với liều từ 400-800mg.
Để phòng, trị bệnh loãng xương, người ta thường hay bổ sung canxi, đây là phương pháp đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng canxi mà không có vitamin D thì gần như không có tác dụng vì vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và tái tạo xương. Điều đó nói lên rằng song song với bổ sung canxi, cần bổ sung đồng thời cả vitamin D.
Theo Sức khỏe & Đời sống
|