ảnh minh họa
Theo khoa học thì nốt ruồi là sự hình thành sắc tố lành tính bao gồm các tế bào đặc biệt sản xuất hắc tố (melanocytes). Các nốt ruồi có thể lồi hoặc phẳng. Dưới đây là môt số giải đáp liên quan đến nốt ruồi của bác sỹ da liễu, nhà ung thư học và y học thẩm mỹ người Nga - Irina Sksenenko.
Khi có nhiều nốt ruồi trên cơ thể là không tốt ?
Không thể nói điều này là tốt hay xấu. Sự xuất hiện nốt ruồi và số lượng của nó thường do yếu tố di truyền. Nếu thấy tất cả các nốt ruồi đó không có gì đặc biệt, không thay đổi, không to ra, không thay đổi màu sắc thì điều đó vẫn bình hường.
Nguyên nhân xuất hiện nốt ruồi do 2 yếu tố - di truyền và da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc lạm dụng quá mức ánh nắng mặt trời sẽ kích động sự xuất hiện và phát triển của nốt ruồi. Mỗi người có số lượng nốt ruồi khác nhau, nhưng nếu là trên 20 thì cần phải theo dõi chặt chẽ.
Nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước
Mỗi người nên phải theo dõi các nốt ruồi của mình. Nếu như nó bắt đầu thay đổi màu sắc hoặc là bắt đầu to ra thì nên đi khám vì những nốt ruồi đó có nguy cơ biến thành những khối u ác tính, tuy điều này không phụ thuộc vào số lượng nốt ruồi trên da.
Có người chỉ có một nốt ruồi nhưng nó lại có thể nguy hiểm. Cũng có người có hàng trăm nốt ruồi nhưng lại không thuộc diện nguy cơ. Dưới đây là một số tín hiệu khi nốt ruồi trở thành nguy hiểm:
- Thay đổi màu sắc đáng kể (đặc biệt là nhanh sẫm màu).
- Bắt đầu phát triển nhanh – những nốt ruồi lớn dễ bị tổn thương hơn, vì vậy nó cũng có thể phát triển thành ác tính. Nói chung nếu bất cứ nốt ruồi nào lớn hơn 7mm thì cần được theo dõi chặt chẽ.
- Nếu lông của nốt ruồi bị rụng ra. Bạn thấy ngạc nhiên khi trên những nốt ruồi của mình có sợi lông mọc ra nhưng lông ở nốt ruồi là một dấu hiệu tốt. Điều này có nghĩa là máu ở khu vực có nốt rồi vẫn lưu thông thuận lợi, không làm tổn hại đến da. Nhưng nếu lông ở nốt ruồi đột ngột bị rụng và không bao giờ mọc nữa thì rất cần thiết phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.
- Bề mặt của nốt ruồi trở nên không đồng đều, thô, dần dần bị chảy máu và có hiện tượng bị loét.
- Khi chạm tay hoặc quần áo cọ sát vào nốt ruồi thì có cảm giác đau, ngứa mà trước kia không có cảm giác này.
Những chấm đỏ có phải là nốt ruồi không?
Thường thì mọi người hay nhầm lẫn những u nhú virus (thường gọi là mụn cóc), những u mao mạch (những nốt đỏ) và những u sừng tiết bã nhờn (nốt sần trên da với kích thước khác nhau) với nốt ruồi. Thế nhưng tất cả các loại u đó thậm chí lại không hề có sự tương đồng với nhau.
Liệu pháp loai bỏ nốt ruồi trên da?
Nhiều người muốn có môt làn da không tì vết nên muốn loại bỏ các nốt ruồi trên da. Để thực hiện được điều này chúng ta có thể sử dụng các liệu pháp xóa bỏ nốt ruồi nhưng phương pháp chiếu tia rơn-ghen và laser là nhanh nhất. Liệu pháp rơn-ghen nhẹ nhàng và ít làm nóng da. Nếu như nốt ruồi đó được lấy ra một cách chính xác thì nó sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại.
Luôn phải kiểm tra những mô đã bị loại bỏ?
Theo ý muốn chung của bệnh nhân hoặc theo lời khuyên của bác sỹ nên làm xét nghiệm tế bào các mô của nốt ruồi.
Nên có hồ sơ theo dõi da
Nếu trên cơ thể có trên 10 nốt ruồi thì nên đến bác sỹ da liễu thăm khám.