ảnh minh họa
Rối loạn tuyến giáp
Các bác sĩ có thể nhận biết căn bệnh này qua việc quan sát những thay đổi ở móng. Sự hiện diện của onycholysis thường xảy ra với cường giáp. Còn được gọi là móng tay của Plummer, tình trạng này xảy ra khi một móng tay - thường là ngón đeo nhẫn hoặc ngón út - hoặc móng chân tách khỏi lớp thịt phía dưới, có thể xảy ra ở đầu móng tay hoặc dọc theo hai bên. Do bụi bẩn và ẩm thấp có thể dễ dàng lưu cữu dưới móng bị bật hoặc móng Plummer nên dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn và nấm men. Móng tay hình muỗng là tình trạng móng tay lõm, bật ra khỏi ngón tay có thể là một triệu chứng của suy giáp.
Các vấn đề về tim mạch
Làm thế nào để nhận biết bạn có vấn đề về tim mạch? Tăng huyết áp? Cholesterol cao? Một số thay đổi ở móng có thể chỉ cho bạn cách nhận biết về vấn đề này. Xuất huyết là khi dòng màu nâu đỏ hoặc màu đỏ mỏng dưới móng tay là dấu hiệu của nhiễm khuẩn van tim hoạch viêm mạch. Có thể trông chúng như những mảnh vụn nhưng thực sự là dòng máu. Những người bị tim bẩm sinh có đốm ở móng tay, nổi trên nền móng và thường ngày càng lan rộng, tròn hơn bình thường. Dấu hiệu bổ sung chỉ ra các vấn đề về tim mạch là móng tay muỗng, nhợt nhạt hoặc màu xanh.
Vấn đề trầm cảm, lo âu
Nếu bạn nghiện cắn móng tay thì bạn không phải là trường hợp cá biệt bởi có khoảng 50% trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi 10 - 18 cũng như 23% người lớn tuổi từ 18 - 22 ở Mỹ có thói quen này. Đó là thói quen khó bỏ như thói quen hút thuốc lá. Việc cắn móng tay thường xuyên là thói quen khi bạn căng thẳng, bồn chồn hoặc chán nản. Cắn móng tay ở cấp độ nhẹ sẽ không gây ra tổn thương vĩnh viễn nhưng nó gây mất thẩm mỹ và dễ gây nhiễm khuẩn các ngón tay, miệng của bạn. Nhưng nếu việc cắn móng tay diễn ra với tần suất liên tục, đi kèm với hành vi tự kéo tóc, cắt xén thì các chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây là triệu chứng rối loạn xung điều khiển.
Bệnh đái tháo đường
Nếu bạn thường xuyên sơn móng tay, bạn sẽ nhận thấy sau khi rửa sạch, móng tay sẽ có màu vàng. Tuy nhiên nếu một thời gian dài sau tay bạn vẫn vàng sau khi rửa sạch bằng nước chanh, bạn nên quan tâm hơn đến sự thay đổi màu sắc này vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến vàng da và cả móng tay nhưng thường rõ ràng hơn ở móng tay. Bệnh này khiến cho glucose kết hợp với protein collagen trong móng tay khiến móng tay có màu vàng.
Các vấn đề về phổi
Nếu móng tay của bạn màu xanh, đặc biệt màu sắc của môi cũng chuyển sang sắc xanh, có thể bạn gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến ôxy, chẳng hạn như: huyết sắc tố thấp, hen suyễn, COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi. Ngoài các vấn đề về hô hấp, móng tay màu xanh cũng chỉ ra một số dấu hiệu của bệnh tim. Nếu móng tay của bạn chuyển sang màu xanh, bất kể do nguyên nhân nào thì nó cho thấy bệnh của bạn đã trở nên trầm trọng, cần sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Bệnh có liên quan đến viêm khớp
Viêm khớp là một rối loạn đau nhức thường gặp ở người già. Có thể gặp rất nhiều dạng của viêm khớp qua màu sắc của móng tay như sau:
Bệnh vẩy nến: móng tay màu vàng, gợn sóng, xuất huyết.
Bệnh Lupus: móng tay lượn sóng kèm theo sưng phồng, thường thấy trong rối loạn mô liên kết như bệnh Lupus.
Viêm khớp dạng thấp: lunula red (các lunula là hình dạng trăng lưỡi liềm trong móng) trong viêm khớp dạng thấp là do phương pháp điều trị bằng prednisone.
Bệnh Kawasaki: rối loạn này có thể dẫn đến rụng móng do nhiễm khuẩn.
Ung thư da
Nếu bạn nghĩ triệu chứng của bệnh ung thư da chỉ xuất hiện trong những phần cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mũi hoặc tai, mặt thì các nhà khoa học cho rằng trong nhiều trường hợp, triệu chứng của bệnh ung thư loại nguy hiểm nhất hiển thị dưới móng tay. Những khối u ác tính acral lentiginous được tìm thấy dưới móng tay là loại ung thư da phổ biến của người Mỹ gốc Phi và người châu Á. Acral khối u ác tính thường xuất hiện những vệt màu đen dưới móng tay, vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng này ở tay của bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều trị vì căn bệnh ung thư da này tiến triển rất nhanh.
Nhiễm nấm
Giống như những bộ phận khác trên cơ thể bạn, móng tay móng chân rất dễ nhiễm khuẩn, thường gây ra bởi các loại nấm như nấm men, vi khuẩn Staphylococcus và mụn cóc do virut. Nhiễm khuẩn móng không nhất thiết là triệu chứng của sức khỏe tổng thể nhưng cần được điều trị nếu bạn đang mắc căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.
Nấm là thủ phạm phổ biến nhất cho khoảng 12% người Mỹ, nó gây ra tình trạng dày và xốp móng tay, thay đổi màu sắc. Những người bị nấm móng rất khó để điều trị.
Vi khuẩn và virut cũng gây ra những thay đổi mất thẩm mỹ ở móng như tình trạng mất móng tay, nổi mụn cóc quanh móng.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên làm sạch móng thường xuyên để giảm sự lây lan vi khuẩn từ người sang người.