ảnh minh họa
Súp lơ
Súp lơ hiệu quả có thể bảo vệ dạ dày, lá lách và cải thiện tiểu tiện và đại tiện cho cơ thể. Súp lơ có chứa một hàm lượng nước cao. Do đó, khi bạn đang ăn súp lơ, cơ thể bạn sẽ đầy đủ nước và không bị táo bón.
Rau chân vịt
Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt đóng một vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh khác nhau như bệnh thiếu máu và táo bón cho cơ thể của bạn. Hàm lượng chất xơ trong rau chân vịt có hiệu quả có thể kích thích nhu động ruột, cải thiện việc đại tiện, đẩy nhanh sự tiết tuyến tụy và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.m, rửa lúc còn ấm.
Rau đay
Rau đay có nhiều nhớt, thứ nhớt này là một tổ hợp chất sinh học có công dụng kích thích ruột vận động đồng thời nhớt còn có tác dụng làm mềm phân, giảm độ táo cứng. Vì vậy nhóm đối tượng táo bón nên dùng rau đay nấu canh ăn cả nước lẫn cái.
Rau dền
Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền gai mọc hoang. Rau dền luộc, nấu canh giúp cho bạn khỏi ngay chứng táo bón khó chịu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một thực phẩm tốt cho cơ thể để ngăn ngừa và chống lại bệnh ung thư. Hơn nữa, bông cải xanh là một nguồn chất xơ rất cao, nó có hiệu quả trong việc cải thiện nhu động ruột và thúc đẩy đại tiện. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối bởi táo bón, bạn có thể thường xuyên ăn bông cải xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Rau lang
Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
|
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Rau diếp cá
Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.