ảnh minh họa
Ban ngày hễ cử động là ra nhiều mồ hôi trộm
Ban ngày, những người dù không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ, mồ hôi trộm vẫn túa ra không ngừng thường có cơ thể yếu, ăn uống kém, dễ bị ốm... Trung y cho rằng, đây là biểu hiện của thiếu khí.
Giải pháp trị mồ hôi trộm: Thực hiện theo nguyên tắc "bổ phổi ích khí, ích khí dưỡng âm" bằng cách bổ sung khoai lang, sữa đậu nành, thịt bò, thịt cừu trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên tập thái cực quyền, để rèn luyện, nâng cao thể chất.
Lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi
Mùa hè đến, nhiều bạn bị ra mồ hôi ở lòng bàn tay, thậm chí cả lòng bàn chân và dưới cánh tay, đây đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần hết sức chú ý.
Giải pháp: Nếu lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, kèm theo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, táo bón, phần lớn là mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thuốc thông tiện.
Nếu mồ hôi ra nhiều ở tay kèm theo triệu chứng khô miệng, răng sưng đau, phần lớn là do nhiệt dạ dày, và điều bạn cần làm là thanh nhiệt dạ dày bằng cách ăn nhiều thực phẩm mang tính lạnh như: đậu phụ, đỗ xanh, mướp đắng, cải thảo, rau cần, chuối...
Đầu, mặt ra nhiều mồ hôi
Không ít người đang ngồi ăn cơm mà mồ hôi cứ túa ra như tắm ở vùng đầu, trán. Đây là dấu hiệu cảnh báo thiếu khí.
Giải pháp: Những người ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu kèm theo hiện tượng chướng bụng, khát nước, không muốn ăn, việc cần làm là giảm lượng đạm nạp vào cơ thể, thay vì thế hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh thanh đạm.
Còn với những người ra nhiều mồ hôi kèm theo hiện tượng thể lực yếu, dạ dày khó chịu, buồn nôn, cơ thể phát nhiệt, lưỡi dày, vàng, cần chú ý chế độ ăn uống thanh đạm, tuyệt đối tránh đồ ăn có tính nóng, cay.
Nửa đêm ra mồ hôi
Một số người rơi vào trường hợp hễ ngủ là ra mồ hôi, khi tỉnh dậy lại hết, được gọi là mồ hôi trộm. Đặc điểm của người ra mồ hôi trộm là thường mất ngủ, chân tay nóng, mệt mỏi, hai má đỏ ửng, họng khô, phổ biến nhất ở những bệnh nhân lao phổi.
Giải pháp: Hạn chế ăn thịt dê, hành tây, hành lá, gừng, tỏi, những đồ có tính nóng.