ảnh minh họa
iPhone chỉnh sửa để đảm bảo các chức năng của tuyến tụy nhân tạo cho phép ổn định lượng đường trong máu rất hiệu quả ở những người bị bệnh tiểu đường vị thành niên (hay tiểu đường típ 1), theo một nghiên cứu lâm sàng công bố ngày 15/6.
Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường phải trải qua kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày và tiêm insulin để giữ lượng đường ở mức độ bình thường. Tuy nhiên, tuyến tụy nhân tạo này được xây dựng từ iPhone giúp duy trì tốt lượng đường trong máu ở mức độ bình thường tránh những thay đổi nguy hiểm, các tác giả của nghiên cứu này giải thích, thông tin này được công bố trên tạp chí y khoa Mỹ New England Journal of Medicine.
Hiệu quả hơn nhiều so với máy bơm insulin
Tiểu đường vị thành niên thường xảy ra ở trẻ em hoặc ở thanh niên. Đó là bệnh mãn tính có nguồn gốc từ rối loạn chức năng của tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, một hormone giúp duy trì lượng đường trong máu bình thường.
Hiện nay, một số bệnh nhân tiểu đường sử dụng máy bơm insulin để điều tiết lượng đường trong máu của họ trong đó họ được tiêm vào những thời điểm nhất định giúp tuyến tụy sản sinh một cáchtự nhiên các hormone. Nhưng việc này không tự điều chỉnh theo nhu cầu khác nhau của bệnh nhân và cũng không điều tiết được glucagon, một hormone làm tăng lượng đường trong máu.
Không giống như máy bơm insulin, thiết bị mới này (hay còn gọi là tuyến tụy nhân tạo) được thiết kế từ một chiếc iPhone giúp điều tiết insulin và glucagon, hầu như không cần bất kỳ sự can thiệp của bệnh nhân. "Tuyến tụy điện tử" này sử dụng một bộ cảm biến gắn vào kim tiêm dưới da, có thể tự động điều khiển trong một khoảng thời gian nhất định lượng đường trong cơ thể, và tiêm, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân, insulin hoặc glucagon, nhờ hai máy bơm mini tự động.
Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường
"Tuyến tụy nhân tạo hay điện tử này làm giảm xuống mức trung bình lượng đường trong máu ở các mức độ bệnh, giúp bệnh nhân không phải đối mặt với nguy cơ biến chứng tiểu đường, tiến sĩ Steven Russell, phó giáo sư y khoa tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, đồng tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. Với công nghệ hiện na, bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đường rất khó duy trì lượng đường trong máu như họ mong muốn".
Các nhà khoa học đã thử nghiệm hệ thống mới (tuyến tụy nhân tạo) trong năm ngày trên hai mươi người lớn, trong khi họ vẫn tiến hành các hoạt động bình thường của mình. Các nhà khoa học cũng đánh giá hoạt động của tuyến tụy nhân tạo này trên 32 thanh thiếu niên trong năm ngày tại trại hè dành cho thiếu niên mắc bệnh tiểu đường típ 1.
Qua nghiên cứu, họ thấy rằng đối với nhóm những người đã trưởng thành, những lần can thiệp để điều chỉnh lượng đường quá thấp (hạ đường huyết) đã giảm khoảng 37% so với máy bơm tay. Đối vớinhóm thanh thiếu niên sử dụng tuyến tụy nhân tạo, việc giảm lần can thiệp này lên đến 74%. Những người tham gia thử nghiệm thu được kết quả tích cực về lượng đường trong máu nhờtuyến tụy nhân tạo, nhất là vào ban đêm.