Sở hữu loại tế bào này, bệnh nhân ung thư vú có khả năng sống sau năm năm cao hơn 10% so với người không có nó.
Các tế bào này còn được biết đến với tên gọi tế bào T tiêu diệt có khả năng giết chết tế bào gây hại cho cơ thể, chẳng hạn như tế bào ung thư, bằng cách làm nổ chúng cùng các chất protein có hại.
Các nhà khoa học cũng khẳng định những bệnh nhân ung thư vú sở hữu tế bào T tiêu diệt quanh khối u có khả năng sống sau năm năm cao hơn 10% so với người không có nó.
Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu tế bào miễn dịch được thu thập từ hơn 12.439 bệnh nhân ung thư vú. Các đối tượng này từng tham gia bốn nghiên cứu khác nhau tại Anh và Canada.
Tiến sĩ Ali Raza, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Ung thư Cambridge Anh cho biết: “Ung thư thường tìm cách lẩn tránh hệ miễn dịch khi chúng phát triển bên trong tế bào bị nhiễm. Điều này giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận thấy đây là mối đe dọa đối với sức khỏe và cố gắng tấn công tiêu diệt nó.
Chúng tôi cũng có bằng chứng chứng minh phụ nữ có tế bào T tiêu diệt gần khu vực khối u có khả năng sống lâu hơn.
Phát hiện này cho phép các bác sĩ tìm ra hướng điều trị hiệu quả đối với từng cá nhân. Nó cũng gợi ý cho các nhà khoa học khai thác hệ miễn dịch trong việc chống lại căn bệnh ung thư”.
Phát hiện này cũng cho thấy, sử dụng hóa trị chẳng hạn như thuốc doxorubincin có thể được hỗ trợ đáng kể nhờ sự hiện diện của tế bào T tiêu diệt.
Ủng hộ nhận định trên, giáo sư Carlos Caldas – lãnh đạo cấp cao tại Viện nghiên cứu Ung thư Cambridge Anh nói: “Chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về khả năng tương tác của hệ miễn dịch với ung thư vú. Từ đó, điều chỉnh các phương pháp điều trị hiện tại để thu lại được hiệu quả chữa bệnh cao nhất”.