›› Những hoạt động hữu hiệu giúp bạn cải thiện trí nhớ›› Ngừa suy giảm trí nhớ bằng thuốc ›› Ăn uống để tránh mối hoạ suy giảm trí nhớ›› Béo phì, tiểu đường và bệnh tim làm suy giảm trí nhớ
GiadinhNet – Trái với suy nghĩ của nhiều người, trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Nghĩa là đối với một bộ phận công chúng, bất kể ở độ tuổi trung niên hay thiếu niên, bỏ quên điều gì đó trong cuộc sống hàng ngày gần như là điều quen thuộc. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên, một số thói quen khác cũng là nguyên nhân khiến bạn suy giảm trí nhớ.
Trầm cảm
Trầm cảm khiến cho trí nhớ bị suy giảm đáng kể. (Ảnh: Internet)
Khi một người đang trong tâm trạng không tốt, chán nản, rất khó để có thể tập trung hay nhớ lại điều gì bởi mối bận tâm duy nhất của họ vào lúc này đó là những cảm xúc tiêu cực. Trầm cảm là căn bệnh không của riêng ai, thậm chí, ngay cả con trẻ cũng không tránh khỏi một vài tình huống căng thẳng mỗi ngày. Những sự kiện xảy ra bất ngờ hay sự thiếu quan tâm của mọi người xung quanh có thể khiến cho trầm cảm ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.
Trầm cảm dễ mang đến sự giận dữ, sợ hãi, lo âu. Điều này tác động tiêu cực đến não bộ, khiến con người khó tập trung vào vấn đề trọng yếu. Bởi thế, chức năng nhận thức, ghi nhớ của bạn chắc chắn sẽ trở nên suy giảm đáng kể.
Sử dụng các chất gây nghiện
Một số loại chất bất hợp pháp không những không hỗ trợ, cải thiện sức khỏe của bạn mà còn mang lại những tác động xấu, làm suy nhược cơ thể. Bên cạnh các vấn đề về thể chất, tâm lý, lạm dụng các chất gây nghiện có thể làm giảm trí nhớ mạnh mẽ, ảnh hưởng đến các chức năng của não bộ.
Đối với vấn đề này, từ bỏ việc sử dụng các chất gây nghiện là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi lại một trí não mạnh khỏe. Tuy nhiên, một khi để cơ thể trở nên quen với những loại chất này, hoạt động từ bỏ gây không ít những phiền toái và rắc rối.
Thiếu hụt vitamin B1
Vitamin B1 là dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho quá trình chuyển hóa thức ăn và biến đổi nó thành năng lượng. Loại vitamin này còn có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh.
Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong não bộ của bạn, từ đó duy trì việc sản xuất các nơron thần kinh, kích thích trí nhớ và sự chuyển động trong suy nghĩ. Người thiếu dưỡng chất này dễ bị rối loạn thần kinh ngắn hạn, lâu dần gây mất trí nhớ.
Đối với người trưởng thành, tốt nhất nên cung cấp cho cơ thể tối đa 1,2mg vitamin B1 mỗi ngày.
Thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc giúp ngăn chặn chứng suy giảm nhận thức. (Ảnh: Internet)
Giấc ngủ giúp cải thiện các tế bào và thanh lọc cơ thể, tâm trí của bạn. Sóng não được tạo ra trong giấc ngủ có chức năng lưu trữ, ghi nhớ các hoạt động diễn ra hàng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn ngủ đủ giấc, dữ liệu kí ức trong ngày sẽ được não bộ sao lưu hoàn toàn. Ngược lại, thiếu ngủ gây lãng quên và làm cho trí nhớ bị thiếu hụt.
Ở độ tuổi trưởng thành, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp ngăn chặn chứng suy giảm nhận thức, từ đó tác động tốt đến sức khỏe và hiệu suất công việc.
Vũ Oanh - Giadinh.net.vn
|