Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng khi ăn mắt tôm sẽ tốt cho mắt. Vì vậy, nhiều người không ngại khi ăn cả đầu tôm. Theo nghiên cứu, chưa có bằng chứng cụ thể nào đáng tin cậy về việc ăn mắt tôm sẽ bổ mắt. Khác với những con vật khác, hệ tiêu hóa của tôm ở ngay phần đầu tôm, hơn nữa đầu tôm chỉ là một lớp vỏ, không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì thế khi ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn đưa vào hệ tiêu hóa của mình cả chất thải của tôm.
Ăn cả vỏ tôm
Vỏ tôm giàu canxi nhất là quan niệm mà khá nhiều người mắc phải nên khi chế biến bạn thường để cả lớp vỏ tôm lại. Thực ra, vỏ tôm chỉ là chất kitin, lớp vỏ của tôm, khi ăn vỏ tôm thì hệ tiêu hóa của người cũng không thể tiêu hóa được và sẽ được bài tiết ra ngoài. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi trong tôm tập trung ở thịt, chân và càng tôm. Vì vậy, khi ăn tôm, bạn nên bóc lớp vỏ của tôm, sau đó mới chế biến món ăn.
Phụ nữ mới sinh kiêng ăn tôm
Tôm là một loại hải sản rất giàu protein, giúp sản phụ hổi phục sức khỏe nhanh chóng. Thịt, chân tôm giàu canxi nên sẽ tăng cường cung cấp canxi cho em bé qua sữa mẹ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại nghĩ rằng phụ nữ sau khi sinh ăn tôm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng nên kiêng ăn tôm. Còn những phụ nữ sinh mổ thì ăn tôm sẽ bị lồi sẹo. Thực tế chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng ăn tôm không tốt cho phụ nữ sau sinh. Vì vậy, nếu không phải là người bị dị ứng với tôm, phụ nữ sau sinh có thể bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày như là một món ăn bổ dưỡng. Lưu ý, nên ăn với lượng vừa phải để không gây khó tiêu hóa.
Trẻ mới tập ăn sẽ bị đau bụng khi ăn tôm
Không ít bà mẹ cho rằng tôm có vị tanh nên khi cho trẻ mới tập ăn sẽ bị đi ngoài. Thực ta, tôm rất lành tính, thơm ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng, chế biến được nhiều món cho trẻ. Vì vậy, các bà mẹ nên bổ sung tôm vào bữa ăn cho trẻ, nhưng với một mức độ hợp lý, vừa phải, không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì hệ miễn dịch của trẻ không tốt bằng người lớn, trẻ rất dễ bị mẫn cảm hoặc dị ứng với hải sản nếu không hợp. Cho nên, trong trường hợp trẻ có các biểu hiện của dị ứng do tôm gây ra thì bạn hãy ngừng việc cho con ăn loại hải sản này. Trường hợp trẻ không bị dị ứng với tôm thì nên tăng dần lượng tôm, hải sản vào thực đơn của trẻ.